Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 ước đạt 16,4 tỷ USD

Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 đã dự báo quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ (B2C) của Việt Nam năm 2022 sẽ đạt 16,4 tỷ USD, tăng trưởng 20% so với năm trước...
Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 ước đạt 16,4 tỷ USD

Năm 2021, Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung. Tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.

Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định. Với mức tăng trưởng 20%, có thể thấy, trong suốt 7 năm qua, thương mại điện tử Việt Nam luôn giữ được tốc độ tăng trưởng từ 16-30%.

Cụ thể, nếu như năm 2015, thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam mới chỉ đạt 5 tỷ USD, tăng 23% so với năm trước thì đến năm 2018, con số này đã đạt mức 8,06 tỷ USD (tăng 30% so với năm 2017). Sang năm 2019, thương mại điện tử Việt Nam chính thức vượt mốc 10 tỷ USD, đạt 11,8 tỷ USD vào năm 2020, tiếp tục tăng lên 13,7 tỷ USD vào năm 2021.

Ước tính, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam lần đầu tiên có thể sẽ chạm mốc 60 triệu. Giá trị mua sắm trực tuyến của một người dùng sẽ tiếp tục tăng mạnh, dự báo sẽ đạt 260- 285 USD/người trong năm nay. Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước sẽ vượt mốc 7% của năm 2021, đạt từ 7,2%- 7,8%.

Với 75% người dân sử dụng Internet, Việt Nam có 74,8% người người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến. Quần áo, giày dép, mỹ phẩm; thiết bị đồ dùng gia đình; đồ công nghệ và điện tử; sách, hoa, quà tặng và thực phẩm… là những loại hàng hóa dịch vụ được người tiêu dùng lựa chọn mua sắm trực tuyến nhiều nhất. Điện thoại di động tiếp tục là phương tiện chủ yếu thường được người tiêu dùng sử dụng để đặt hàng trực tuyến (chiếm 91%).

Mức tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam được các hãng dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong những năm tới và sẽ cán mốc 39 tỷ USD vào năm 2025, đứng thứ 2 sau Indonesia (104 tỷ USD), ngang bằng Singapore. Tổng doanh thu kinh tế Internet Việt Nam đến năm 2025 dự báo đạt mức 57 tỷ USD, chỉ đứng sau Indonesia. Việt Nam cũng có tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cao thứ 2 trong khu vực, chỉ sau Singapore.

Xem thêm

Thu thuế sàn thương mại điện tử đạt 5.458 tỷ đồng

Thu thuế sàn thương mại điện tử đạt 5.458 tỷ đồng

Số liệu từ Tổng Cục thuế, Việt Nam có 41 sàn thương mại điện tử bán hàng, 98 sản thương mại điện tử cung cấp dịch vụ) và 3 công ty (đối tác của các nhà cung cấp nước ngoài) trả tiền cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với các nhà cung cấp nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm

Nestlé đã hưởng lợi khổng lồ từ việc bán nước lọc với giá nước khoáng thiên nhiên

Đang vướng lùm xùm "Kiểm nghiệm lâm sàng" ở Việt Nam, Nestlé nhận thêm tin dữ từ Pháp

Ngày 20/5 một Ủy ban của Thượng viện Pháp công bố báo cáo nêu rõ Nestlé đã che giấu có chủ đích những sai phạm trong quy trình xử lý nước khoáng Perrier. Tại Việt Nam, Cục An toàn thực phẩm cũng đã yêu cầu làm rõ quảng cáo sản phẩm Nestlé Milo "được thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng"...

Vàng lấy lại đà tăng

Vàng lấy lại đà tăng

Giá vàng trong nước và thế giới bật tăng trở lại trong phiên đầu tuần cho thấy vai trò trú ẩn của vàng lại được củng cố...

Văn hoá cà phê thời đại mới

Văn hoá cà phê thời đại mới

Giữa nhịp sống hối hả của Tokyo, New York hay Sài Gòn, các quán cà phê nay không chỉ là nơi phục vụ đồ uống, mà còn trở thành chốn dừng chân quen thuộc để khách hàng tìm kiếm sự thư giãn, không gian làm việc sáng tạo và điểm hẹn kết nối...

Khám phá câu chuyện văn hóa, “thưởng” trọn cảm xúc qua ly cà phê Việt

Khám phá câu chuyện văn hóa, “thưởng” trọn cảm xúc qua ly cà phê Việt

Giữa nhịp sống hối hả, tách cà phê không đơn thuần chỉ là một thức uống khơi gợi giác quan, mà việc lựa chọn một quán cà phê để thưởng thức đã trở thành một hành động mang đậm dấu ấn cá nhân và xu hướng trải nghiệm của mỗi khách hàng, đặc biệt là với những người trẻ…