Tiền gửi trong hệ thống ngân hàng đạt gần 10,38 triệu tỷ đồng

Theo số liệu mới nhất từ NHNN, chỉ tính riêng tháng 7-2021, các tổ chức kinh tế đã rút khoảng 25.900 tỷ đồng khỏi hệ thống ngân hàng. Trước đó, giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6-2021, các tổ chức kinh tế đã gửi gần 400.000 tỷ đồng vào hệ thống.
Tiền gửi trong hệ thống ngân hàng đạt gần 10,38 triệu tỷ đồng

Trong khi đó, tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng chỉ tăng 1.250 tỷ đồng, cho thấy mức độ quan tâm của người dân đối với kênh gửi tiền tiết kiệm chưa được cải thiện trong bối cảnh thu nhập chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch.

Tuy nhiên, lũy kế 7 tháng năm 2021, tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn tăng 4,25%, lên 5,09 triệu tỷ đồng; tiền gửi của dân cư tăng 2,97%, lên 5,29 triệu tỷ đồng. Như vậy, tổng tiền gửi khách hàng trong hệ thống ngân hàng tăng 3,59%, lên 10,38 triệu tỷ đồng.

Theo đánh giá của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, diễn biến trên chủ yếu do dịch bệnh kéo dài làm ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp và khiến nhu cầu tiền mặt tăng.

Bên cạnh đó, do mặt bằng lãi suất huy động duy trì ở mức thấp kỷ lục nên dòng tiền trong dân cư có xu hướng ngày càng linh hoạt, năng động hơn giữa các kênh đầu tư, như chứng khoán, bất động sản, trái phiếu…, thay vì chỉ lựa chọn gửi ngân hàng.

Xem thêm

Lãi suất tiền gửi có thể tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2020

Lãi suất tiền gửi có thể tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2020

Theo KBSV, lãi suất huy động vẫn có thể tăng nhẹ trong 6 tháng còn lại của năm 2020 khi tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng sẽ hồi phục, các hoạt động kinh doanh dần trở lại bình thường cũng như mặt bằng lãi suất cho vay đang ở mức thấp.

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Theo dự báo của ông Trần Ngọc Báu, Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ hạ lãi suất, hạ nhanh hay chậm thế nào phụ thuộc sẽ vào câu chuyện dịch chuyển vốn ngoại, và lãi suất ở đây là cả trên thị trường 1 (thị trường dân cư) và thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng)...