Tiếp tục có 3 ngân hàng được tăng vốn điều lệ

HDBank, KienLongBank, Nam A Bank vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ, gia nhập danh sách các nhà băng tăng vốn điều lệ trong năm nay.

Đầu tiên là ngân hàng HDBank. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận tăng việc vốn điều lệ của ngân hàng HDBank thêm tối đa 5.030 tỷ đồng, nâng số vốn điều lệ của ngân hàng lên 25.503 tỷ đồng.

Cụ thể, HDBank sẽ tăng vốn điều lệ thêm 5.030 tỷ đồng thông qua phát hành hơn 503 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2021, tỷ lệ 25% tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 25 cổ phiếu phát hành thêm, dự kiến hoàn thành trong quý III/2022.

Theo HDBank, vốn điều lệ tăng thêm dự kiến sẽ được dành khoảng 3.000 tỷ để bổ sung nguồn vốn cho vay trung dài hạn, phần còn lại sẽ bổ sung vốn lưu động cho các hoạt động khác.

tăng vốn điều lệ
Theo Công ty chứng khoán SSI, kế hoạch tăng vốn của một số ngân hàng được thực hiện thành công là yếu tố hỗ trợ cho đà tăng giá cổ phiếu

Trước đó, ngày 3/8, Ngân hàng Nhà nước cũng chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á (NAB) tối đa thêm 1.900 tỷ đồng. Trong đó, tăng vốn điều lệ tối đa thêm 1.229,9 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và tăng vốn điều lệ tối đa thêm 670 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu theo phương án tăng vốn điều lệ đã được ĐHĐCĐ NAB thông qua.

Cùng ngày, NHNN đã chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long (Kienlongbank), tối đa thêm 578,3 tỷ đồng.

Như vậy, HDBank, Nam Á Bank và KienlongBank đã là những ngân hàng tiếp theo lọt vào danh sách các Ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ từ đầu năm đến nay, gồm có: SeABank, OCB, ACB, Techcombank…

SeABank với quyết định được chấp thuận trong tháng 7, sẽ phát hành 211.400.000 cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 12,7%) để trả cổ tức và phát hành thêm 109.700.000 cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 6,6%) để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, qua đó đưa vốn điều lệ gần 19.809 tỷ đồng;

Ngân hàng Techcombank tăng vốn điều lệ tối đa thêm 63,2 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu ESOP. ACB tăng vốn điều lệ thêm tối đa 6.754 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Tương tự, BVB (Bản Việt) cũng được NHNN BVB tăng vốn điều lệ tăng thêm tối đa 1.618 tỷ đồng.Còn OCB thì được tăng vốn điều lệ tối đa thêm 58,.8 tỷ đồng.

Như vậy, nếu theo kế hoạch dự kiến nếu được thực thi hoàn tất, VPBank sẽ là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về quy mô vốn điều lệ lên tới 79.334 tỷ đồng. Tiếp theo là Vietcombank, VietinBank, MBBank, SHB, TPBank, VIB, MSB, BacA Bank, Viet Nam Thương Tín và An Bình Bank...

Danh sách này chưa bao gồm kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng mà đang được Ngân hàng Nhà nước lên phương án thuộc nhóm Big 4 theo kế hoạch giai đoạn 2021-2023. Hay các ngân hàng thuộc nhóm 0 đồng đã được NHNN đề ra mục tiêu tái cơ cấu hoàn tất thông qua chuyển giao bắt buộc.

Việc các ngân hàng dồn dập tăng vốn điều lệ cũng được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra, điều này đồng nghĩa với sẽ có mới hàng triệu cổ phiếu nhà băng sẽ đổ bộ vào thị trường chứng khoán.

Theo Công ty chứng khoán SSI, kế hoạch tăng vốn của một số ngân hàng được thực hiện thành công là yếu tố hỗ trợ cho đà tăng giá cổ phiếu.

Xem thêm

SeABank tăng vốn điều lệ lên gần 19.809 tỷ đồng

SeABank tăng vốn điều lệ lên gần 19.809 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) chính thức tăng vốn điều lệ lên gần 19.809 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2022.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...