SeABank tăng vốn điều lệ lên gần 19.809 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) chính thức tăng vốn điều lệ lên gần 19.809 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2022.
SeABank tăng vốn điều lệ lên gần 19.809 tỷ đồng

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1309/QĐ-NHNN ngày 28/07/2022 chấp thuận thay đổi vốn điều lệ trên Giấy phép hoạt động của SeABank từ 16.598 tỷ đồng lên gần 19.809 tỷ đồng sau đợt phát hành 211.400.000 cổ phiếu (tỷ lệ 12,7%) để trả cổ tức và phát hành thêm 109.700.000 cổ phiếu (tỷ lệ 6,6%) để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Dự kiến, vốn điều lệ của SeABank tăng thêm 3.211 tỷ đồng và đạt gần 19.809 tỷ đồng.

Việc tăng vốn điều lệ nằm trong kế hoạch đã được Đại hội đồng Cổ đông SeABank thông qua và là dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển, giúp Ngân hàng có đủ tiềm lực, nguồn vốn để nâng cao các chỉ số an toàn vốn, bổ sung quy mô vốn hoạt động, tiếp tục triển khai chiến lược hội tụ số, số hóa toàn diện các quy trình vận hành trong hoạt động tín dụng, thanh toán, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Trong quý 3/2022, SeABank sẽ tiếp tục lộ trình tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành 59.400.000 cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho Người lao động (ESOP) cho gần 2.500 cán bộ quản lý, cán bộ nhân viên (CBNV) với giá ưu dãi 15.000 đồng/cổ phiếu.

Các chương trình ESOP của SeABank luôn nhận được sự hưởng ứng và đăng ký tham gia tích cực của toàn thể CBNV, đặc biệt là các thành viên Ban Tổng giám đốc. Hiện, các thành viên Ban Tổng giám đốc ngân hàng đều đang sở hữu số lượng lớn cổ phiếu SSB.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2022, SeABank ghi nhận tổng tài sản của SeABank đạt 229.723 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế đạt 2.806 tỷ đồng; Tổng thu thuần TOI đạt 5.029 tỷ đồng, tăng 157% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, thu thuần ngoài lãi (NOII) cũng ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng đạt 1.736 tỷ đồng, tăng 226% so với cùng kỳ năm 2021.

Đặc biệt, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 30,3% so với mức 38,3% cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm từ 1,65% tại thời điểm 31/12/2021 xuống còn 1,6% tại thời điểm 30/6/2022.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...