Tiếp tục quản chặt tín dụng vào chứng khoán và bất động sản

Dù tăng trưởng tín dụng lĩnh vực chứng khoán và bất động sản trong quý 1/2021 không lớn, nhưng đây là các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần phải được kiểm soát chặt…
Tiếp tục quản chặt tín dụng vào chứng khoán và bất động sản

Mặc dù tăng trưởng tín dụng đã tăng tốc trở lại trong quý đầu tiên của năm 2021, nhưng tín dụng hỗ trợ các ngành ưu tiên tăng trưởng tương đối chậm so với tốc độ tăng tưởng chung.

Trong bối cảnh này, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kêu gọi các tổ chức tín dụng duy trì chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và tiếp tục kiểm soát chặt tín dụng vào các ngành có rủi ro cao như chứng khoán và bất động sản.

Trong quý 1/2021 vừa qua, dư nợ cho vay của khu vực nông nghiệp & nông thôn tăng 2,4% so với cuối năm 2020, trong khi dư nợ cho vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 1,5%. Vay vốn của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã tăng 2,5% so với cuối năm 2020, trong khi ở các ngành công nghiệp hỗ trợ có tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 3,0%.

Cho vay đối với các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dư nợ, chỉ tăng 0,3% so với cuối năm 2020. Tổng dư nợ cho vay trong các lĩnh vực ưu tiên tăng 2,1% trong quý đầu năm 2021, thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của hệ thống ngân hàng.

Theo các chuyên gia, lãi suất ngân hàng ở mức thấp như hiện nay đã và đang hỗ trợ dòng vốn chảy vào các lĩnh vực rủi ro như bất động sản hay thị trường chứng khoán.

Đối với lĩnh vực bất động sản, thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng vào bất động sản trong 3 năm qua lần lượt như sau: năm 2018 tăng 26,6%, năm 2019 tăng 21,53%; năm 2020, do dịch bệnh nên chỉ tăng 11,89%, thấp hơn tăng trưởng tín dụng chung.

Trong quý 1/2021, tín dụng chảy vào lĩnh vực này tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 3% so với cuối năm 2020, cao hơn không đáng kể so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung toàn nền kinh tế (2,93%)

Tính tổng chung, tín dụng vào lĩnh vực bất động sản chiếm 19,6% tổng dư nợ của nền kinh tế. Nguyên nhân là do lãi suất huy động giảm mạnh, các địa phương ban hành các bảng giá để tăng giá đất từ 15-20%, thị trường vàng biến động, chứng khoán tăng cao… nên người dân đổ tiền vào bất động sản, đầu cơ lướt sóng.

Đây chính là phần nguyên nhân đã tạo nên cơn “sốt đất” tại nhiều địa phương trên cả nước.

Do đó, Ngân hàng Nhà nước đánh giá chứng khoán và bất động sản là hai lĩnh vực tiềm ẩn rất rủi ro cao, dù chứng khoán và bất động sản có quy mô tăng trưởng không lớn so với quy mô tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. 

Xem thêm

Hiểu đúng về diễn biến và giải pháp ngăn chặn “sốt đất”

Hiểu đúng về diễn biến và giải pháp ngăn chặn “sốt đất”

“Sốt đất” bùng phát tại nhiều địa phương, hiện tượng mua bán đất nền diễn ra sôi động dù đã có nhiều cảnh báo. Các chuyên gia Savills đưa ra góc nhìn đa chiều về hiện tượng này và những tác động tới thị trường và quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng thêm một năm "ăn nên làm ra"

Ngành ngân hàng thêm một năm "ăn nên làm ra"

Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được Đại hội đồng cổ đông giao, trong đó, có những đơn vị ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số...

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...