Tiết kiệm được 53.896 tỷ đồng kinh phí, vốn nhà nước trong năm 2022

Về báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhận thấy, Báo cáo của Chính phủ được trình bày theo hướng liệt kê các kết quả đạt được mà chưa có đánh giá, phân tích và mối quan hệ, sự chuyển biến trong tổ chức thực hiện...
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Báo cáo về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, năm 2022, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ, sự vào cuộc kịp thời của các cấp các ngành và sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng...

Tình trạng gian lận, trốn thuế… vẫn diễn biến phức tạp

Cụ thể, đã đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 tăng 8,02%, cao nhất trong 10 năm qua và vượt mục tiêu đề ra (6 - 6,5%), lạm phát được kiềm chế ở mức dưới 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra.

Về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua 12 luật, 06 nghị quyết; các bộ, ngành đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo thẩm quyền đối với 30.708 cơ sở nhà, đất của các bộ, cơ quan trung ương, doanh nghiệp nhà nước.
Sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo thẩm quyền đối với 30.708 cơ sở nhà, đất của các bộ, cơ quan trung ương, doanh nghiệp nhà nước.

Về quản lý, điều hành ngân sách Nhà nước, nhờ chủ động trong điều hành, các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước năm 2022 đã cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra. Tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2022 theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là gần 54.000 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh tình trạng gian lận, trốn thuế, quản lý thu thuế đối với các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, thương mại điện tử, kinh doanh xuyên biên giới vẫn còn diễn biến phức tạp.

Kết quả tiết kiệm do thực hiện cơ chế khoán chi, giao quyền tự chủ tài chính theo chế độ quy định của các bộ, ngành, địa phương năm 2022 là 3.494 tỷ đồng, một số đơn vị có kết quả cao, như thành phố Hà Nội là 1.173 tỷ đồng, thành phố Hồ Chí Minh là 1.220 tỷ đồng.

Trong quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ, Bộ Tài chính đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo thẩm quyền đối với 30.708 cơ sở nhà, đất của các bộ, cơ quan trung ương, doanh nghiệp nhà nước. Cả nước hiện có 74.759 căn, nhà (phòng) công vụ với tổng diện tích là 2,3 triệu mét vuông.

Trong năm 2022, ngành Thanh tra cả nước đã triển khai 8.514 cuộc thanh tra hành chính và 222.629 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm về kinh tế 85.998 tỷ đồng, 8.777 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 26.654 tỷ đồng và thu hồi 574 ha đất. 

Tập trung đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 8.371 kết luận thanh tra và các quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi 3.440 tỷ đồng, 32ha đất; xử lý hành chính đối với 4.052 tổ chức, 9.297 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 132 vụ, 181 đối tượng.

Hạn chế trong phân bổ vốn, lãng phí nguồn lực

Báo cáo thẩm tra sơ bộ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Phạm Thúy Chinh cho biết, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách cơ bản tán thành với Báo cáo của Chính phủ và đánh giá cao sự chủ động, quyết tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành địa phương để đạt được những kết quả tích cực trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022. 

Thực hiện quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhất là trong quản lý, sử dụng Ngân sách Nhà nước. Kết quả, số kinh phí đã tiết kiệm được là 53.896 tỷ đồng. Nhiều bộ, ngành có số tiết kiệm kinh phí cao như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính…

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế, lãng phí. 

Việc phân bổ, giao vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 chưa hoàn thành.
Việc phân bổ, giao vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 chưa hoàn thành.

Về báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhận thấy, Báo cáo của Chính phủ được trình bày theo hướng liệt kê các kết quả đạt được mà chưa có đánh giá, phân tích và mối quan hệ, sự chuyển biến trong tổ chức thực hiện và kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, chế độ, định mức. 

Những tồn tại, hạn chế, bất cập trong báo cáo chưa tương xứng với nội dung về kết quả đạt được; thiếu số liệu chi tiết để đánh giá đầy đủ, chính xác về phạm vi, tính chất, mức độ và nguyên nhân những tồn tại, hạn chế. Đây cũng là tồn tại, hạn chế của các bộ, ngành địa phương và chưa khắc phục được những tồn tại, hạn chế đã được Quốc hội, Đại biểu Quốc hội chỉ ra tại các kỳ báo cáo..

Về lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, công tác lập kế hoạch đầu tư vốn Ngân sách Nhà nước chưa sát với khả năng thực hiện dẫn đến không phân bổ được hết kế hoạch vốn được giao.

Việc phân bổ, giao vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 chưa hoàn thành, đến Kỳ họp thứ 5 Chính phủ vẫn trình Quốc hội phân bổ, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

"Mặc dù Chính phủ đã quyết liệt triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội song kết quả còn hạn chế nhất là trong phân bổ vốn, dẫn đến lãng phí do nguồn lực không được sử dụng", bà Phạm Thúy Chinh nói.

Bên cạnh đó, lãng phí trong triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia được chỉ ra tại Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách năm 2021 chưa được khắc phục, việc triển khai rất chậm, nhiều hạn chế, làm lãng phí, giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu của các chương trình. Tiến độ giải ngân vốn một số dự án quan trọng quốc gia còn chậm… Báo cáo của Chính phủ chưa làm rõ kết quả thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội.

Từ những tồn tại, hạn chế nêu trên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ bổ sung báo cáo đánh giá, phân tích sâu sắc, đầy đủ hơn những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các giải pháp khắc phục theo từng nội dung báo cáo. Công khai danh sách Bộ, ngành, địa phương chậm ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 và năm 2023 trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc phân bổ, giao vốn đầu tư; tổ chức thi công, bàn giao đưa vào sử dụng, thanh toán, quyết toán đúng tiến độ các công trình theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, các dự án quan trọng quốc gia và 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia theo Nghị quyết của Quốc hội.

Nghiên cứu, có giải pháp, chính sách mạnh mẽ trong cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Xác định trách nhiệm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước chậm triển khai, vi phạm trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm