Tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2023 qua con số

tình-hình-kinh-tế-xã-hội-10-tháng-năm-2023.jpg

Nhiều chỉ số kinh tế - xã hội Việt Nam trong 10 tháng kể từ đầu năm 2023 có chuyển biến đáng kể như chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, kim ngạch xuất khẩu...

THU - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Thu-ngân-sách-nhà-nước-10-tháng-đầu-năm-2023.jpg

Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 10/2023 ước đạt 169,5 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu 10 tháng năm 2023 đạt 1.398,7 nghìn tỷ đồng, bằng 86,3% dự toán năm và giảm 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các khoản thu chính như:

- Thu nội địa tháng 10/2023 ước đạt 145,5 nghìn tỷ đồng; lũy kế 10 tháng năm 2023 đạt 1.157,7 nghìn tỷ đồng, bằng 86,8% dự toán năm và giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước.

- Thu từ dầu thô tháng 10/2023 ước đạt 5,6 nghìn tỷ đồng; lũy kế 10 tháng năm 2023 đạt 51,4 nghìn tỷ đồng, bằng 122,3% dự toán năm và giảm 19,8% so với cùng kỳ năm trước.

- Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu tháng 10/2023 ước đạt 18,5 nghìn tỷ đồng; lũy kế 10 tháng năm 2023 đạt 188,8 nghìn tỷ đồng, bằng 79% dự toán năm và giảm 21,9% so với cùng kỳ năm trước.

Chi-ngân-sách-nhà-nước-10-tháng-đầu-năm-2023.jpg

Về chi, tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 10/2023 ước đạt 118 nghìn tỷ đồng; lũy kế 10 tháng ước đạt 1.357,6 nghìn tỷ đồng, bằng 65,4% dự toán năm và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, chi thường xuyên 10 tháng năm 2023 đạt 873,3 nghìn tỷ đồng, bằng 74,5% dự toán năm và tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước; chi đầu tư phát triển đạt 401,9 nghìn tỷ đồng, bằng 55,3% và tăng 35%; chi trả nợ lãi 80 nghìn tỷ đồng, bằng 77,8% và tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2022.

CHỈ SỐ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TĂNG ĐÁNG KỂ

Chỉ-số-sản-xuất-công-nghiệp-của-Việt-Nam-trong-10-tháng-năm-2023.jpg

Tính chung 10 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 0,5% (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,5%), đóng góp 0,7 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 2,6%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 3,2%, làm giảm 0,5 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Một-số-sản-phẩm-công-nghiệp-tăng-cao-trong-10-tháng-đầu-năm-2023.jpg

Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng năm 2023 của một số ngành trọng điểm tăng cao so với cùng kỳ năm 2022 như: Sản xuất sản phẩm từ đường kính tăng 35%; sản xuất sản phẩm từ phân hỗn hợp N.P.K tăng 17,5%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 9%...

Một-số-sản-phẩm-công-nghiệp-giảm-trong-10-tháng-đầu-năm-2023.jpg

Ở chiều ngược lại, chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng năm 2023 của một số ngành giảm như: Sản xuất ô tô giảm 16,9%; sản xuất điện thoại di động giảm 11,4%...

XUẤT - NHẬP KHẨU TĂNG TÍCH CỰC

Trong tháng 10/2023, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa ước đạt 61,62 tỷ USD, tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các-thị-trường-xuất-khẩu,-nhập-khẩu-lớn-nhất-của-Việt-Nam-trong-10-tháng-đầu-năm-2023.jpg

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tính chung 10 tháng từ đầu năm 2023, ước đạt 291,28 tỷ USD, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 77,09 tỷ USD, giảm 4,1%, chiếm 26,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 214,19 tỷ USD, giảm 8,1%, chiếm 73,5%.

Kinh-ngạch-xuất-khẩu-một-số-mặt-hàng-10-tháng-đầu-năm-2023.jpg

Trong 10 tháng năm 2023, có 33 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 07 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,2%).

Về nhập khẩu, tính chung 10 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 266,67 tỷ USD, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 95,08 tỷ USD, giảm 10,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 171,59 tỷ USD, giảm 13,3%.

Kim-ngạch-nhập-khẩu-một-số-mặt-hàng-9-tháng-đầu-năm-2023.jpg

Trong 10 tháng năm 2023 có 41 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 91,4% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 03 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 43,4%).

HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TĂNG VÀ SÔI ĐỘNG HƠN THÁNG TRƯỚC

chỉ-số-CPI-của-Việt-Nam-10-tháng-đầu-năm-2023.jpg

Hoạt động thương mại dịch vụ tháng 10/2023 diễn ra khá sôi động, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022.

Tổng-mức-bán-lẻ-hàng-hóa-và-doanh-thu-dịch-vụ-tiêu-dùng-trong-10-tháng-đầu-năm-2023.jpg

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính chung 10 tháng kể từ đầu năm 2023 tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 15%, doanh thu du lịch lữ hành tăng 47,6%...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10/2023 ước đạt 536,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu tiêu dùng các vật phẩm văn hóa, giáo dục, đồ dùng gia đình tăng khá cao và dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tiếp tục duy trì xu hướng tích cực.

VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH VÀ HÀNG HÓA

Hoạt động vận tải trong tháng vẫn duy trì tốc độ tăng tích cực so với cùng kỳ năm 2022.

Vận chuyển hành khách tháng 10/2023 tăng 6,5% và luân chuyển hành khách tăng 25,7% do lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trở lại và nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Vận chuyển hàng hóa tháng 10/2023 tăng 11,9% và luân chuyển hàng hóa tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Tình-hình-vận-tải-hàng-hóa-trong-10-tháng-đầu-năm-2023.jpg

Tính chung 10 tháng năm 2023, vận chuyển hành khách tăng 12,5% và luân chuyển tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa tăng 14,4% và luân chuyển tăng 11,4%.

Xét riêng theo ngành vận tải, tất cả các ngành đường trong 10 tháng kể từ đầu năm 2023 đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2022.

KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM

Khách-quốc-tế-đến-Việt-Nam-trong-10-tháng-đầu-năm-2023-phân-theo-phương-tiện-đến.jpg

Trong tổng số gần 10 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam của 10 tháng năm nay, khách đến bằng đường hàng không đạt hơn 8,7 triệu lượt người, chiếm 87,5% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 4,2 lần cùng kỳ năm 2022; bằng đường bộ đạt gần 1,2 triệu lượt người, chiếm 11,8% và gấp 4,5 lần; bằng đường biển đạt 69,5 nghìn lượt người, chiếm 0,7% và gấp 93,2 lần.

Khách-quốc-tế-đến-Việt-Nam-10-tháng-đầu-năm-2023-phân-theo-vị-trí-địa-lý.jpg

Tính chung 10 tháng năm 2023, khách quốc tế đến nước ta đạt gần 10 triệu lượt người, gấp 4,2 lần cùng kỳ năm trước nhưng vẫn chỉ bằng 69% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra đại dịch Covid-19.

HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP

Tháng 10/2023, cả nước có hơn 15,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 125,8 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 131,6 nghìn lao động, tăng 21,7% về số doanh nghiệp, tăng 7,4% về vốn đăng ký và tăng 64,3% về số lao động so với tháng 9/2023.

Nếu so với cùng kỳ năm 2022, tăng 18,5% về số doanh nghiệp, tăng 17,7% về số vốn đăng ký và tăng 71,2% về số lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 8,2 tỷ đồng, giảm 11,7% so với tháng trước và giảm 0,6%. Bên cạnh đó, cả nước còn có 5,6 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 3,1% so với tháng trước và tăng 44,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình-hình-thành-lập-doanh-nghiệp-trong-10-tháng-đầu-năm-2023.jpg

Bên cạnh đó, có 5.501 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 33,4% so với tháng trước và tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2022; có 4.898 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 7,1% và tăng 16,6%; có 1.501 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 4,2% và giảm 6,3%.

Tính chung 10 tháng kể từ đầu năm 2023, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 81 nghìn doanh nghiệp, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2022; 50,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 25,9%; 14,7 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,5%. Bình quân một tháng có 14,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường...

VỐN FDI ĐĂNG KÝ CẤP MỚI

Tính chung 10 tháng kể từ đầu năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách Nhà nước ước đạt 65,8% kế hoạch, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2022. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới tính đến ngày 20/10/2023 ước đạt 15,29 tỷ USD, tăng 54,0% so với cùng kỳ năm ngoái.

Quốc-gia-và-vùng-lãnh-thổ-có-dự-án-được-cấp-phép-mới-tại-Việt-Nam-trong-10-tháng-đầu-năm-2023.jpg

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/10 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 25,76 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 10 tháng kể từ đầu năm 2023, Hồng Kông (Trung Quốc) là nhà đầu tư lớn nhất với 3,1 tỷ USD, chiếm 20,3% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore: 3,09 tỷ USD, chiếm 20,2%; Trung Quốc: 2,51 tỷ USD, chiếm 16,5%; Đài Loan: 2 tỷ USD, chiếm 13,1%; Hàn Quốc: 1,67 tỷ USD, chiếm 10,9%; Nhật Bản: 725,4 triệu USD, chiếm 4,7%.

Địa-phương-thu-hút-vốn-FDI-đăng-ký-cấp-mới-trong-10-tháng-đầu-năm-2023.jpg

7 địa phương dẫn đầu về thu hút vốn FDI đăng ký cấp mới là Quảng Ninh; Bắc Giang; Hải Phòng; Nghệ An; Bắc Ninh và Bình Phước.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…