Tỉnh Vĩnh Phúc lệnh kiểm tra vi phạm tại dự án Khu đô thị thương mại Vĩnh Tường

UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa giao Sở TNMT chủ trì đoàn liên ngành kiểm tra việc chấp hành pháp luật tại dự án Khu đô thị thương mại Vĩnh Tường của Công ty CP đầu tư thương mại và bất động sản Thăng Long, b
Tỉnh Vĩnh Phúc lệnh kiểm tra vi phạm tại dự án Khu đô thị thương mại Vĩnh Tường

Kiểm tra việc phân lô, bán nền

Theo công văn số 5292/UBND-NNS do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc - ông Lê Duy Thành – ký, thì UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhận được thông tin phản ánh của báo chí về các vi phạm trong việc sử dụng đất thực hiện dự án Khu đô thị thương mại Vĩnh Tường của Công ty CP đầu tư thương mại và bất động sản Thăng Long (Công ty Thăng Long) tại huyện Vĩnh Tường.

Về việc này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành chỉ đạo giao Sở TNMT tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Vĩnh Tường, UBND các xã Lũng Hòa, Tân Tiến kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai, xây dựng, nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản tại dự án Khu đô thị thương mại Vĩnh Tường của Công ty Thăng Long.

Ông Lê Duy Thành yêu cầu Sở TNMT báo cáo, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo xử lý các vi phạm tại dự án này theo quy định pháp luật trong tháng 7/2018.

Tên đầy đủ của dự án này là Dự án Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và khu đô thị Thương mại thuộc huyện Vĩnh Tường. Dự án có diện tích lập quy hoạch 186,49 ha.

Trong đó, có 92,99 ha đất xây dựng thương mại đô thị, 32,62 ha đất xây Chợ đầu mối nông sản thực phẩm, 17,41 ha đất xây dựng hệ thống kho vận, 11,15 ha đất xây dựng Chợ điện tử, vật liệu xây dựng.

Dự án có vị trí nằm sát tuyến đường lớn 2 làn nối thị trấn Thổ Tang ra ngã tư Vĩnh Tường thuộc địa phận 3 xã: Tân Tiến, Lũng Hòa và Yên Lập của huyện Vĩnh Tường.

Theo phản ảnh của báo chí, đầu tháng 6/2018, Công ty Thăng Long mới được UBND tỉnh ra quyết định giao đất, chỉ giải phóng mặt bằng, san gạt một phần nhỏ diện tích dự án thuộc địa phận xã Tân Tiến, nhưng Công ty này đã rao bán đất tại dự án từ cuối năm 2017, với giá từ 5 – 7 tỷ đồng/lô 100 m2 đất mặt đường lớn.

Chủ đầu tư thực sự là ai ?

Được biết, Công ty cổ phần đầu tư thương mại và bất động sản Thăng Long thành lập ngày 24/05/2017, nhưng đến nay đã có tới 7 lần thay đổi đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp này có địa chỉ trụ sở chính tại Khu TT Thương mại và Nhà ở Phúc Sơn, xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Công ty do ông Nguyễn Lệ Quế - một doanh nhân sinh năm 1973 - làm Tổng giám đốc.

"Ngoài Công ty Thăng Long, ông Quế còn tham gia vào ít nhất 3 doanh nghiệp khác. Một trong số đó, ông Quế làm Giám đốc Chi nhánh Hà Nội của Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn – doanh nghiệp bất động sản mới nổi của tỉnh Vĩnh Phúc và gắn với tên tuổi ông Nguyễn Văn Hậu – doanh nhân sinh năm 1981. Tại Công ty Thăng Long, ông Hậu đã nắm vai trò lãnh đạo từ ngày 12/10/2017 đến ngày 16/5/2018.

Về Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn – doanh nghiệp do ông Nguyễn Văn Hậu nắm giữ tới 99% cổ phần – cũng có địa chỉ trụ sở chính tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Đây là doanh nghiệp được giao nhiều dự án bất động sản lớn tại Vĩnh Phúc, Khánh Hòa và phía Nam chỉ trong thời gian ngắn. Ngoài những dự án với quỹ đất hàng trăm ha tại tỉnh Vĩnh Phúc, Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn còn “vụt” nổi tiếng với siêu dự án có tổng đầu tư 10.000 tỷ đồng xây dựng Khu trung tâm đô thị – thương mại – dịch vụ – du lịch Nha Trang trên khuôn viên sân bay Nha Trang cũ (Thuonggiaonline đã đưa tin).

Đáng chú ý, tại các dự án bất động sản của mình, Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn chủ yếu là phân lô, bán nền, ngay cả khi tình trạng pháp lý chưa rõ ràng. Dự án Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và khu đô thị Thương mại thuộc huyện Vĩnh Tường với “đầu mối” là Công ty Thăng Long cũng không là ngoại lệ.

Tại Nha Trang (Khánh Hòa), khu “đất vàng” 62,3ha tại sân bay Nha Trang cũ vốn do Trường Sĩ quan Không quân (Bộ Quốc phòng) quản lý, ban đầu được UBND tỉnh Khánh Hòa dự kiến làm quỹ đất đối ứng theo hợp đồng BT cho dự án xây dựng Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh.

UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép Nhà đầu tư Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn đầu tư xây dựng và khai thác kinh doanh quỹ đất đối ứng tại Khu trung tâm đô thị – thương mại – dịch vụ – du lịch Nha Trang (sân bay Nha Trang cũ).

Nhưng đến năm 2015, dự án này bị Thủ tướng yêu cầu tạm dừng để đánh giá kỹ hơn và rút kinh nghiệm trong đầu tư xây dựng.

Tuy nhiên sau đó, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ định Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn làm nhà đầu tư BT 3 dự án giao thông tại Nha Trang, với quỹ đất đối ứng chính là 62,3ha đất tại khu vực sân bay Nha Trang cũ (phân khu 2A, phân khu 2 và phân khu 3).

Có thể thấy, mặc dù bị tạm dừng triển khai dự án Trung tâm hành chính,  nhưng với lựa chọn của tỉnh, “đất vàng” sân bay Nha Trang vẫn tiếp tục “được giao” cho Phúc Sơn. Và tại dự án đất đổi trên mặt bằng sân bay Nha Trang cũ, việc Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện chủ yếu vẫn là phân lô bán nền.  

Theo kế hoạch, năm 2018, Bộ Xây dựng dự kiến thanh tra hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản và thực hiện quy định của pháp luật về nhà ở dự án Khu Trung tâm đô thị thương mại - dịch vụ - tài chính - du lịch Nha Trang (tại khu sân bay Nha Trang cũ) do Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn làm chủ đầu tư.

Đầu năm 2018, UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao Sở TNMT “thuê đơn vị tư vấn độc lập khác" để kiểm tra lại kết quả xác định giá đất tại khu sân bay Nha Trang cũ. Trước đó, tỉnh đã cho ký hợp đồng thuê tư vấn để cung cấp "chứng thư xác định giá đất khu Trung tâm dịch vụ - thương mại - tài chính - du lịch Nha Trang".

Cũng liên quan đến khu đất này, mới đây Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ 27 đã xem xét, kết luận  Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Phòng không - Không quân đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng đất quy hoạch cho mục đích quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng vào mục đích kinh tế, liên doanh, liên kết và thực hiện các dự án nhà ở cho quân nhân.

>> Khánh Hòa 2 lần giao đất sân bay Nha Trang cho Công ty Phúc Sơn

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…