Tổ kiến lửa mang tên “Khaisilk”

Nếu không lòi ra vụ có hai cái mác trên cùng một chiếc khăn lụa: Made in China và Made in Vietnam thì thương hiệu Khaisilk vẫn còn “sống vui, sống khỏe”.
Tổ kiến lửa mang tên “Khaisilk”

Giờ, ông chủ của thương hiệu đình đám này đã hứng trọn búa rìu dư luận, hứng trọn cả những ẩn ức về một thị trường hàng hóa Việt bị người Tàu lũng đoạn và chi phối. Câu chuyện đến nay không còn dừng lại ở chiếc khăn lụa cỏn con nữa…

Những ngày qua, giữa những dồn dập thông tin về APEC được tổ chức ở Đà Nẵng mà mọi người vẫn sôi lên với buổi nói chuyện của ông chủ Alibaba - tỷ phú Trung Quốc Jack Ma. Anh Ma sang Việt Nam làm gì nhỉ? Truyền cảm hứng cho giới trẻ đang khao khát làm giàu? Anh ấy nói mà từng lời như đã được “chưng cất, thiết kế” rất cẩn thận. “Alibaba tới Việt Nam không phải để cạnh tranh, làm ăn mà giúp đỡ doanh nghiệp nhỏ phát triển lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán di động…”; “Bước đầu khởi nghiệp không cần làm gì quá to tát, chỉ cần cái gì nhỏ nhưng thú vị và đặc biệt…”; “Đừng cố gắng mời gọi bạn bè"; hay "Tìm đối tác, ta nên tìm người có cùng tầm nhìn…”; “Chúng ta tìm đối tác không phải hy vọng vì kiếm được rất nhiều tiền, mà vì nỗ lực cùng biến những điều mong muốn xảy ra. Họ có thể không giỏi nhất, mà là người có thể hỗ trợ và hiểu bạn"...

Trong khi giới trẻ sôi sục vì Ma thì nhiều người từng trải khá bình thản nghe anh ấy truyền cảm hứng. Cũng như họ đã từng nghe Robert Kiyosaki – tác giả của bộ “Cha giàu cha nghèo”, “Phù thủy” John Power người Mỹ, cậu học trò cưng của John Power là Peng Joon người Malaysia, JT Fox người Mỹ, Kevin Green người Anh… và rất nhiều những doanh nhân - nhà truyền cảm hứng khác đến Việt Nam để dạy các khóa học làm giàu. Công bằng mà nói, các học giả đó – kể cả Ma - đã thực sự truyền cảm hứng, năng lượng cho nhiều người. Nhưng làm được hay không lại là việc khác.

Thôi thì cứ nghe Ma nói và biết vậy. Đừng vội tin Ma nói. Hãy tỉnh táo xem Ma sẽ làm gì ở Việt Nam? Và người Việt nào sẽ cùng làm gì với Ma?

Đã và đang có nhiều lắm những doanh nhân, thương lái Trung Quốc hoạt động một cách tận tụy, chui rất sâu vào thương trường Việt Nam. Kể một vài ví dụ thì cũng như thọc tay vào tổ kiến lửa của sự phẫn nộ. Người nông dân Việt vốn thật thà, ngây thơ nên khốn khổ vì hết dưa hấu, khoai tím, quả vải… đến heo rớt giá vì thương lái Trung Quốc. Những chiến dịch của các địa phương và tổ chức xã hội “giải cứu” sản phẩm cho nông dân chỉ là muối bỏ bể, cũng chỉ là ngắt cái ngọn này nó mọc ra trăm cái ngọn khác… Các thương lái Trung Quốc có trăm phương ngàn kế để đưa được hàng hóa giá rẻ tràn qua biên giới, vào các sạp hàng, từng bữa ăn của người Việt.

“Một câu hỏi: Ai tiếp tay cho người Trung Quốc lũng đoạn thị trường Việt Nam? Lẽ dĩ nhiên, câu trả lời đã rõ mà không cần giải thích nhiều lời. Nếu không có người Việt đưa họ đến những cánh đồng màu mỡ của Việt Nam để “đặt hàng”, để tạo ra những “con đường tơ lụa” thì phần thắng đó đâu thuộc về kẻ mạnh.

Nhỏ như củ khoai tây Tàu cũng được phết đất để hô biến thành khoai Đà Lạt. Những chùm nho mọng ngất ngây, quả táo để cả tháng vẫn tươi rói như quả táo của mụ phù thủy tặng cho nàng Bạch Tuyết, cái quần cái áo và hàng ngàn vật dụng khác có nguồn gốc Trung Quốc phải đội lốt hàng Việt Nam để bán ra thương trường. Cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” bị hạn chế rất nhiều bởi sự lấn sân âm thầm của hàng Tàu. Đó là chưa nói đến “hiệu quả ngược” khi chính người tiêu dùng Việt tiêu thụ hàng hóa cho họ với cả một niềm tin yêu nước ngây thơ.

Chuyện hàng hóa, đồ ăn thức uống Tàu, dẫu cực kỳ nguy hại cho sức khỏe người Việt vẫn chưa phải là chuyện lớn nhất. Người mình hết đau đầu với du lịch chui của họ, khi mà các hướng dẫn viên du lịch Tàu ngang nhiên thuyết minh biển Việt Nam là của Trung Quốc… lại căng óc ra mà đối phó chuyện thâu tóm vô số đất vàng ven biển, thông qua kẽ hở luật pháp về doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài; về những dự án hạ tầng trọng điểm kém chất lượng và giá cả đội lên nhiều lần…

Ví dụ vô vàn. Nỗi lo chồng chất, không giấy bút nào kể hết được. Chỉ có sự phẫn nộ thì ngày càng lên cao chất ngất.

Một câu hỏi: Ai tiếp tay cho người Trung Quốc lũng đoạn thị trường Việt Nam? Lẽ dĩ nhiên, câu trả lời đã rõ mà không cần giải thích nhiều lời. Nếu không có người Việt đưa họ đến những cánh đồng màu mỡ của Việt Nam để “đặt hàng”, để tạo ra những “con đường tơ lụa” thì phần thắng đó đâu thuộc về kẻ mạnh.

Nếu không có công ty Việt đứng đằng sau thì đến “bố ông Tàu” cũng không thâu tóm được đất vàng ven biển, vì họ không thể vượt qua rào cản luật pháp. Nếu người Việt không xòe đô la thì máy móc, tàu bè cũ kỹ, lạc hậu của Tàu chẳng thể chọn Việt Nam là điểm đến tuyệt vời cho rác thải rắn…

Trở lại vụ scandal Khaisilk. Ông chủ Hoàng Khải đã có một cử chỉ văn hóa học được của người Nhật là cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng. Một cái cúi đầu cho 30 năm nói dối! Cái cúi đầu khi tổ kiến lửa của sự tức giận đã vỡ tung. Ngẫm xem, người như ông Khải ở Việt Nam đâu có hiếm. Nhưng ông bị dư luận ném đá tơi bời vì ông nổi tiếng, vì ông xây dựng thương hiệu bằng việc chà đạp lên niềm tin ngây thơ của người tiêu dùng yêu nước. Vì ông rao giảng về đạo đức kinh doanh, cho đến một ngày “gậy ông đập lại lưng ông”…

Cũng lại lặng yên mà ngẫm. Phải chăng sự phẫn nộ đó cũng có những bắt nguồn sâu xa. Những dự án mới chỉ phôi thai trên giấy, người Việt chưa cần quan tâm đến hiệu quả kinh tế đã ớn lạnh và phản ứng dữ dội. Phải chăng, cả “núi đá dư luận” ném vào ông chủ Khaisilk là sự cộng hưởng của rất nhiều những sự phẫn nộ vừa mới xảy ra gần đây?!

Tổng thống Mỹ Donal Trump, trong chuyến thăm Việt Nam ngày 11/11 vừa qua đã có những ẩn ý (để người Việt tự hiểu) khi nhắc đến truyền thống Hai Bà Trưng. Ông tổng thống của nước từng bại trận tại Việt Nam cũng có ý nhắc nhở: “Đất nước của các bạn là thành quả của các bạn và các bạn phải bảo vệ...”.

Chả phải bỗng dưng ông chủ Nhà trắng quyền lực nhất thế giới, tác giả của hàng chục cuốn sách, trong đó có cuốn “Nghĩ lớn để thành công” được bạn đọc Việt Nam rất tâm đắc… lại vừa ca ngợi, vừa nhắc nhở nhẹ nhàng như thế đâu.

Thời gian không chờ đợi ai. Nhưng người Việt mình vẫn phải nhẫn nại chờ xem trong thời gian tới, anh Ma có chiếm lĩnh thị trường online của Việt Nam – như thiên hạ đang đồn đoán - hay không? Lúc ấy, những “tổ kiến lửa” kiểu như Khaisilk, e rằng chỉ còn là chuyện nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Với sự nỗ lực không ngừng, Vinpearl đã đạt được một cột mốc đáng ghi nhớ khi lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á. Thành công này là kết quả của quá trình đầu tư mạnh mẽ vào chất lượng dịch vụ, không ngừng đổi mới và mở rộng quy mô.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao biểu trưng Thương hiệu quốc gia cho đại diện VNPT VinaPhone

VinaPhone 5G và MyTV được công nhận là Thương hiệu quốc gia

VinaPhone 5G và MyTV vừa vinh dự được công nhận là Thương hiệu Quốc gia, đây là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của VNPT trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường...

AkzoNobel ra mắt sơn ngoại thất siêu cao cấp dành cho các biệt thự

AkzoNobel ra mắt sơn ngoại thất siêu cao cấp dành cho các biệt thự

AkzoNobel vừa chính thức giới thiệu đến người tiêu dùng dòng sơn ngoại thất Dulux Weathershield Royal Shine với tính năng tự làm sạch độc đáo. Đây là dòng sơn sở hữu công nghệ Hybrid Mineral tiên tiến, mang đến giải pháp bảo vệ vượt trội lên tới 12 năm dành cho phân khúc dinh thự cao cấp.