Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII

Ngày 23/8, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã chủ trì họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII của Đảng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII

Tham dự cuộc họp có các thành viên của Tiểu ban Nhân sự, gồm các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; ngoài ra còn có các thành viên Tổ Giúp việc của Tiểu ban Nhân sự. 

Tiểu ban đã nghe Tổ Giúp việc báo cáo về dự kiến Kế hoạch hoạt động của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII của Đảng từ nay cho đến Đại hội Đảng; dự thảo Đề cương Báo cáo tổng kết công tác nhân sự Đại hội XII của Đảng và Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII.

Các thành viên Tiểu ban đã thảo luận, cho ý kiến và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Tiểu ban đã kết luận: Tiểu ban hoan nghênh, đánh giá cao Tổ Giúp việc, Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan có liên quan, trong một thời gian ngắn đã tích cực chuẩn bị, tham mưu để Tiểu ban kịp thời ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, chế độ và lề lối làm việc của Tiểu ban và của Tổ Giúp việc; chuẩn bị nghiêm túc, kỹ lưỡng các tờ trình và các báo cáo để Tiểu ban cho ý kiến tại cuộc họp này.

Tiểu ban giao Tổ Giúp việc và Ban Tổ chức Trung ương phối hợp chặt chẽ, tiếp thu ý kiến của các thành viên Tiểu ban, hoàn chỉnh dự thảo Kế hoạch hoạt động của Tiểu ban để ban hành; bổ sung, hoàn thiện dự thảo Đề cương Báo cáo về công tác nhân sự, tiếp tục chuẩn bị nội dung của Báo cáo để trình Tiểu ban vào các cuộc họp tiếp theo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Tiểu ban nhấn mạnh: "Chúng ta đang giúp Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương làm một việc rất hệ trọng, đó là chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng. Hai nội dung quan trọng nhất của mỗi kỳ Đại hội Đảng là việc thảo luận, quyết định đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng và bầu ra các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Hai nội dung này liên quan chặt chẽ với nhau, phải chuẩn bị thật tốt cả hai nội dung, nhưng đặc biệt chuẩn bị nhân sự Đại hội có vị trí, ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là nhân tố bảo đảm cho thành công của Đại hội và triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội".

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các thành viên trong Tiểu ban dành nhiều thời gian, công sức, tâm huyết cho công tác này; các thành viên Tổ Giúp việc là những cán bộ tin cậy được lựa chọn phải nắm chắc, nắm vững và tuân thủ nghiêm ngặt quy chế, quy định của Đảng, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc, chế độ và lề lối làm việc. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, phải thực hiện nghiêm túc các quyết định, chỉ đạo của Tiểu ban, tuyệt đối trung thành, trung thực, công tâm, khách quan, giữ gìn bí mật.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…