Tổng bí thư, Chủ tịch nước làm Trưởng ban lễ tang Đại tướng Lê Đức Anh

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là Trưởng ban Lễ tang đại tướng Lê Đức Anh. Thời gian quốc tang trong hai ngày 3-4/5.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước làm Trưởng ban lễ tang Đại tướng Lê Đức Anh

Thông cáo đặc biệt về lễ tang của nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh vừa được phát đi.

Để tỏ lòng tưởng nhớ đại tướng Lê Đức Anh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đại tướng Lê Đức Anh với nghi thức Quốc tang.

Theo đó, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban lễ tang. Danh sách ban lễ tang có 39 người, là các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ…

Linh cữu đại tướng Lê Đức Anh quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ viếng bắt đầu từ 7h đến 11h ngày 3/5, tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu từ 11h cùng ngày.

Lễ an táng từ 17h ngày 3/5 tại Nghĩa trang TP.HCM.

Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống Nhất TP.HCM, tại Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu đại tướng Lê Đức Anh.

Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh tại Hà Nội, TP.HCM.

Trong hai ngày Quốc tang (3/5 và 4/5), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.

Đại tướng Lê Đức Anh sinh ngày 1/12/1920 tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, thường trú tại số nhà 5A Hoàng Diệu, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Ông tham gia hoạt động cách mạng năm 1937; vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 5/1938.

Ông là đại biểu Quốc hội các khóa VI, VIII, IX; là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa IV, V, VI, VII, VIII; là Bí thư Trung ương Đảng khóa VII.

Ông cũng là Ủy viên Bộ Chính trị các khóa V, VI, VII, VIII; Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII.

Từ tháng 9/1992-12/1997, ông giữ cương vị Chủ tịch nước. Sau đó, ông giữ vai trò là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ năm 1997 đến tháng 4/2001, rồi chính thức nghỉ hưu.

Sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đại tướng Lê Đức Anh đã từ trần hồi 20h10, ngày 22/4/2019 (tức ngày 18 tháng 3 năm Kỷ Hợi), tại số nhà 5A Hoàng Diệu.

Hơn 80 năm hoạt động cách mạng, ông đã có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.

Đại tướng Lê Đức Anh đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huân chương Quân công hạng Nhất; Huân chương Chiến công hạng Nhất; Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…