Tổng công ty MobiFone không được đầu tư vào nhiều lĩnh vực “hái ra tiền”

MobiFone không được sử dụng tài sản, tiền vốn, quyền sử dụng đất để góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, không được mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, trừ khi có quyết định của Thủ tướng.
Tổng công ty MobiFone

Hôm nay (9/12), Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có quyết định về quy chế tài chính đối với Tổng công ty Mobifone. 

Theo quyết định, Tổng công ty MobiFone phải đảm bảo quản lý và sử dụng vốn nhà nước có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo đúng quy định. Mọi biến động về tăng, giảm vốn nhà nước đầu tư và doanh nghệp, MobiFone phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát.

Về huy động vốn, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhấn mạnh MobiFone được huy động vốn, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

MobiFone được trực tiếp vay vốn nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ cho bên cho vay nước ngoài theo đúng các điều kiện đã cam kết trong các thỏa thuận vay.

MobiFone sử dụng vốn vay đúng mục đích, chịu mọi rủi ro và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình huy động, quản lý, sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn. Nhà nước không chịu trách nhiệm nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ do MobiFone trực tiếp vay, trừ các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh.

Tổng mức vốn huy động để phục vụ sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty MobiFone bao gồm cả các khoản bảo lãnh vay vốn của các công ty con phải đảm bảo hệ số nợ phải trả không quá ba lần vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn.

Đối với khoản vay của các công ty con, MobiFone chỉ được bảo lãnh cho các công ty con vay vốn tại các tổ chức tín dụng trong điều kiện công ty con được bảo lãnh có tình hình tài chính lành mạnh, không có các khoản nợ quá hạn. Việc bảo lãnh vốn để thực hiện dự án đầu tư phải trên cơ sở thẩm định hiệu quả của dự án đầu tư và phải có cam kết trả nợ đúng hạn với khoản vay được bảo lãnh.

Đặc biệt, về đầu tư, quyết định nêu rõ MobiFone không được sử dụng tài sản, tiền vốn, quyền sử dụng đất giao hoặc cho thuê để góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, trừ trường hợp theo quyết định của Thủ tướng trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Trường hợp MobiFone đã góp vốn, đầu tư vào các lĩnh vực nêu trên không thuộc trường hợp được Thủ tướng cho phép thì phải thực hiện phương án cơ cấu lại và chuyển nhượng toàn bộ số vốn đã đầu tư theo quy định.

Xem thêm

Mobifone chào bán 5,5 triệu cổ phiếu TPB trên sàn

Mobifone chào bán 5,5 triệu cổ phiếu TPB trên sàn

Sau lần bán vốn thất bại hồi tháng 10, Mobifone cho biết sẽ bán gần 5,55 triệu cổ phiếu TPB của trên HoSE thông qua giao dịch thỏa thuận, khớp lệnh. Giá khởi điểm chào bán không thấp hơn mức giá đã đ
Mobifone đã hoàn tất thoái vốn tại TPBank

Mobifone đã hoàn tất thoái vốn tại TPBank

Theo báo cáo kết quả thoái vốn cổ phần TPBank lần 3 của Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, đơn vị này đã bán được toàn bộ hơn 7,11 triệu cổ phần của TPBank, tương đương 0,83% vốn điều lệ của ngân hàng.
MobiFone có Chủ tịch HĐTV mới

MobiFone có Chủ tịch HĐTV mới

Ông Nguyễn Hồng Hiển - Vụ trưởng Công nghệ và Hạ tầng - vừa được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bổ nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên của MobiFone.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...