Tổng cục Đường bộ đề nghị có phương án cho xe hàng từ Hải Dương đi Hải Phòng

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có đề nghị Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng có phương án tháo gỡ lưu thông với tỉnh Hải Dương, sau khi Hải Phòng không cho các phương tiện lưu thông trên Quốc lộ 5, đặc biệt là yêu cầu xe xuất phát từ Hải Dương phải quay đầu.
Tổng cục Đường bộ đề nghị có phương án cho xe hàng từ Hải Dương đi Hải Phòng

Tổng cục Đường bộ yêu cầu Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng căn cứ theo các Chỉ thị số 05 và Chỉ thị số 06 của Thủ tướng Chính phủ, nghiên cứu các nội dung kiến nghị tại văn bản số 383/2021 của Sở Giao thông Vận tải Hải Dương và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng có phương án tháo gỡ cho phương tiện vận chuyển hàng hóa của tỉnh Hải Dương đi Hải Phòng.

Yêu cầu Sở Giao thông Vận tải Hải Dương phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng để triển khai và hướng dẫn các đơn vị vận tải hàng hóa thực hiện đúng các quy định về các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Bộ Y tế.

Từ ngày 22/2, Hải Phòng đã phân luồng, không cho các phương tiện lưu thông trên quốc lộ 5. Theo Sở Giao thông vận tải Hải Dương, việc này dẫn đến khó khăn cho hoạt động vận tải từ Hải Dương, nhất là xe chở hàng hóa ra Cảng quốc tế Hải Phòng.

Trước đó, Sở GTVT Hải Dương có văn bản gửi Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ VN về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc lưu thông giữa tỉnh Hải Dương với TP. Hải Phòng.

Cụ thể, qua thông tin phản ánh và lưu lượng xe thực tế qua nút giao giữa đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với QL38B (QL) của tỉnh Hải Dương, từ chiều 22/2, TP. Hải Phòng phân luồng không cho các phương tiện lưu thông trên QL5. Các phương tiện từ Hải Phòng đi Hải Dương qua QL5 được hướng dẫn đi từ ngã tư Quán Toan phải lưu thông qua cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Đặc biệt, các phương tiện xuất phát từ Hải Dương phải quay đầu trở lại.

Điều này dẫn tới thực trạng nhiều xe chở hàng hóa ở các địa phương như: Kim Thành, Kinh Môn… giáp địa phận Hải Phòng, nằm trên QL5 lại phải đi vòng qua cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, xuống nút giao Gia Lộc (Hải Dương) để vòng trở lại các địa phương này.

Sở GTVT Hải Dương cho biết, việc trên dẫn tới các xe phải lưu thông trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng ra, vào Hải Dương qua nút giao với QL38B, gây ùn tắc giao thông và khó khăn cho công tác kiểm soát dịch đối với phương tiện ra, vào tỉnh Hải Dương.

Cũng theo Sở GTVT Hải Dương, hiện nay theo yêu cầu của TP. Hải Phòng, xe chở hàng hóa từ Hải Dương chỉ được vào Hải Phòng khi có hợp đồng, đơn hàng cụ thể (nơi sản xuất, nơi giao hàng, nơi nhận hàng…) và lái xe phải có kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp PCR (có giấy xác nhận của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương) trong thời gian 3 ngày gần nhất. Bên cạnh đó, xe phải có giấy xác nhận của chủ doanh nghiệp vận tải là lái xe được ăn ở và quản lý tập trung, tuân thủ tuyệt đối các biện pháp 5K về phòng chống dịch của Bộ Y tế, phun khử khuẩn bảo đảm an toàn phòng chống dịch cho toàn bộ hàng hóa và phương tiện.

Để bảo đảm thực hiện "mục tiêu kép" theo chỉ đạo của Chính phủ, Sở GTVT Hải Dương báo cáo và đề nghị Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam có ý kiến với TP. Hải Phòng dừng việc phân luồng từ QL5 đi đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng để bảo đảm lưu thông vận tải hàng hóa.

Sở này cũng kiến nghị Bộ GTVT giao Sở GTVT Hải Phòng phối hợp với Sở GTVT Hải Dương thống nhất đề xuất phương án vận chuyển hàng hóa; đặc biệt là nông sản xuất khẩu của Hải Dương lưu thông qua Cảng quốc tế Hải Phòng để xuất khẩu được thuận lợi, nhưng vẫn bảo đảm điều kiện phòng chống dịch COVID-19.

"Đối với xe chở nông sản của Hải Dương chuyên chở bằng container sau khi khử khuẩn sẽ đi thẳng ra cảng để xuống hàng, lái xe và phụ xe không xuống xe. Sau khi xuống hàng xong sẽ quay lại Hải Dương ngay", Sở GTVT Hải Dương đề xuất.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...