Top 10 hương vị cà phê hảo hạng trên thế giới

Thức uống màu nâu đã trở nên quen thuộc và được yêu thích trên khắp thế giới. Theo đó, mỗi quốc gia sẽ có phiên bản cà phê riêng để tạo ra hương vị đặc trưng không trộn lẫn. Thậm chí, chúng còn trở nên nổi tiếng và được ưa chuộng trên toàn thế giới.

1. Cà phê chồn Kopi Luwak , Indonesia

Điều làm nên một trong những món cà phê hảo hạng trên thế giới cũng là một trong những câu chuyện điều kỳ lạ nhất. Từ “Kopi" được lấy từ tiếng Indo có nghĩa là cà phê, Luwak chính là tên của vùng đảo thuộc Java, cũng là tên của chồn cư trú quanh đó. Chồn thích ăn trái cây và khi chúng ăn cà phê, chỉ có phần thịt café được tiêu hoá, hạt café sẽ theo đường tiêu hoá và bị thải ra ngoài. Chính quá trình tự nhiên này của loài chồn mà có sự ra đời của loại cà phê huyền thoại như ngày nay. Cũng vì thế, Kopi Luwak - cà phê chồn được xem là cà phê sang trọng và hiếm nhất trong các loại cà phê khác nhau trên thế giới. Đây là loại cà phê có ở Indonesia, các hòn đảo Sumatra, Java và Sulawesi.

Kopi Luwak - loại café đặc biệt, được xếp vào hàng sang trọng và hiếm nhất thế giới.

2. Cà phê Blue Mountain, Jamaica

Vùng núi Blue Mountain là khu vực cao nhất của Jamaica, cũng là một trong những vùng trồng cà phê cao cấp nhất trên thế giới. Loại cà phê này có hương vị nhẹ nhàng, ít chua, đượm mùi cà phê, có chút vị ngọn và đậm đà. Trong vài thập kỷ qua cà phê Jamaica Blue Mountain đã phát triển danh tiếng, khiến nó trở thành một trong những loại cà phê đắt nhất và được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới. Sự hiếm có của cà phê Blue Mountain khiến cho mỗi bao cà phê phê xuất xứ từ đây đều phải được Ủy ban Công nghiệp Cà phê kiểm tra và chứng nhận trước khi được dán nhãn với tên Blue Mountain. Hiện nay, Nhật Bản là một trong những nước nhập khẩu cà phê Blue Mountain nhiều nhất, khoảng 90% tổng sản lượng nhập khẩu.

Nguồn gốc của cà phê Blue Mountain được kiểm soát chặt chẽ, dựa trên độ cao của cây trồng. Những chiếc thùng gỗ khác biệt càng làm nổi bật thêm thương hiệu

3. Cà phê Kissaten, Nhật Bản

“Kissaten” là một nhà hàng trà và cà phê cổ điển của Nhật Bản – đây cũng là một mô hình kinh doanh đang dần biến mất ở Nhật Bản bởi sự phổ biến của các cửa hàng cà phê hiện đại, phục vụ với tách sứ trắng. Cà phê tại kissaten thường được lọc trong những bộ lọc cà phê rồi phục vụ cùng một cốc sứ có sữa.

Cà phê tại kissaten là một trải nghiệm mang tính hoài cổ.

4. Cà phê Ethiopia

Việc uống cà phê đối với người Ethiopia cầu kỳ tựa như nghi thức thưởng trà của người Nhật. Đối với người Ethiopia, một buổi đãi nhau cà phê là một dịp để giao lưu, trò chuyện và có thể khá dông dài. Cốc chén sẽ được đặt trên một chiếc khay lót đầy cỏ thơm, những hạt cà phê sẽ được rang rồi xay bằng tay. Sau đó, cà phê và nước nóng sẽ được chế vào một chiếc bình đất nung màu đen truyền thống gọi là “jebena”, đem đi đun sôi. Cà phê nóng hổi sẽ được rót vào từng chén. Thường người Ethiopia uống cà phê với đường hoặc muối và một chút đồ tráng miệng. Khi được mời tới dùng cà phê, khách phải ngồi lâu đủ để uống được ít nhất ba cốc rồi mới có thể đứng dậy ra về.

Hương vị của giống cà phê bản địa châu Phi Ethiopia vô cùng phong phú, xen lẫn từ socola đến mùi bánh nướng, từ mùi đồng cỏ đến mùi hoa quả trái cây, từ ngọt ngào đến chua thanh.

5. Cafe de olla, Mexico

Loại cà phê Mexico có gia vị này - theo truyền thống được nấu trong nồi đất - được làm từ quế và piloncillo (một loại kẹo truyền thống của khu vực các quốc gia Argentina, Brazil, Colombia, Cuba, Panamá, Ecuador, Tây Ban Nha, Ấn Độ và Mexico). Một số công thức nấu ăn còn bổ sung đinh hương và cam, nhưng hầu hết các ngôi nhà và các quán cà phê ven đường Mexico - nơi bạn có nhiều khả năng bắt gặp cà phê Cafe de olla thì đơn giản luôn là ngon nhất.

Cafe de olla, Mexico. Ảnh: 10best

6. Cà phê Nous-nous, Morocco

“Nous-nous” trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “nửa-nửa”, bởi loại cà phê ngon nhất thế giới này một nửa là Espresso và một nửa là sữa nóng. Cà phê sẽ rót từ một máy pha cà phê kéo bằng tay và sữa nóng cũng tương tự, sau đó thức uống sẽ được phục vụ trong những ly thủy tinh mang đậm phong cách Morocco.

Nhắc đến Morocco người ta nghĩ ngay về Nous Nous (Ảnh: Kathy Adams)

7. Cà phê trứng, Áo

Tại các quán cà phê ở Vienna, "thời gian và không gian được tiêu thụ, nhưng chỉ có cà phê được tìm thấy trên hóa đơn". Đó là những gì UNESCO đã nói khi thêm văn hóa cà phê Vienna vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể, và có khá nhiều quán cà phê ở đây có niên đại hơn 300 năm. Và một vài quán cà phê như vậy vẫn phục vụ kaisermelange, hay cà phê trứng. Thức uống này được làm bằng cách khuấy một ly lòng đỏ trứng và mật ong (và đôi khi là rượu cognac) khi cà phê được cho vào từ từ để làm chín trứng.

Món cà phê trứng của Áo (Ảnh: @hahnafs)

8. Cà phê Espresso, Italy

Lần đầu xuất hiện ở đất nước hình chiếc ủng vào khoảng năm 1930, Espresso ngày nay rất quen thuộc trong văn hóa thưởng thức cà phê của người dân khắp thế giới và cũng trở thành một trong những món cà phê hảo hạng trên thế giới! Muốn thưởng thức espresso đúng chất Italy, du khách hãy tìm một quán bar tại Rome, nơi người địa phương vừa uống cà phê vừa bình luận bóng đá.

Món cà phê gắn liền với tên tuổi nước Ý (Ảnh: Cafe De Oro)

9. Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ

Nếu như những người phụ nữ ở các quốc gia khác thể hiện sự công dung ngôn hạnh của mình bằng việc nấu nướng thì phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện điều đó qua cách pha chế cà phê. Pha chế cà phê rất quan tọng, nó trở thành một nghi lễ, một phong tục cần thiết từ toàn án đến hôn nhân, và việc chiêu đãi cà phê cũng là điều tất yêu trong các tiệc cưới. Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ được làm từ những hạt xay thành bột siêu mịn, sau đó được nấu cùng đường trực tiếp bên trong một chiếc nồi kim loại nhỏ gọi là cezve. Được phục vụ trong những chiếc cốc nhỏ được trang trí công phu cùng với kẹo, cà phê Thổ Nhĩ Kỳ được thưởng thức một cách chậm rãi và đi kèm với một cuộc trò chuyện kéo dài.

Cà phê cũng là một đồ uống của triều đình đế chế Ottoman trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ.

10. Cà phê sữa đá, Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất trên thế giới. Nhưng loại cà phê xuất xứ từ quốc gia Đông Nam Á này không phải là loại arabica được ưa chuộng ở các nước phương Tây vì hương vị phức tạp của chúng, mà là loại hạt cà phê robusta đắng hơn, đậm hơn. Một trong những món cà phê hảo hạng nhất thế giới ở đây chính là cà phê sữa pha phin. Từng giọt từ từ đi vào một ly chứa đầy sữa đặc ngọt. Có thể uống nóng, nhưng thường thì người Việt Nam thích cho thêm đá. Nó được phục vụ ở khắp mọi nơi, từ những quán cà phê sang trọng đến những gánh hàng rong trên đường phố.

Món cà phê đặc trưng của miền nhiệt đới này giờ đây không còn chỉ có ở riêng Việt Nam mà ngày càng trở nên phổ biến hơn tại những nước cũng có thời tiết nóng bức như mùa hè của Việt Nam.