Top 5 ngân hàng cổ phần ngày ấy và bây giờ

Trong số những ngân hàng "vang bóng một thời" có một vài cái tên vẫn duy trì được vị thế lợi nhuận dẫn đầu nhóm ngân hàng cổ phần, số còn lại đã bị đánh bật khỏi top 5.
Top 5 ngân hàng cổ phần ngày ấy và bây giờ

5 thương hiệu ngân hàng TMCP vang bóng một thời, giờ một số nhà băng đã rơi khỏi nhóm "chiếu trên"

Một thời, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) và Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được xướng tên trong top 5 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân hàng đầu tại Việt Nam. Sự định hình này có cơ sở từ quy mô vốn, tổng tài sản, mạng lưới, thị phần và đặc biệt là hiệu quả trong hoạt động.

Tuy nhiên, trong 5 năm vừa qua, khác biệt về chiến lược kinh doanh, thời thế đã tạo nên khoảng cách rất lớn giữa các thành viên trong nhóm thậm chí có những cái tên đã bị đánh trật khỏi quỹ đạo top 5 NHCP lớn nhất.

Trước đây, ACB từng nắm vị trí số 1 của khối về lợi nhuận, thế nhưng sau những biến cố giai đoạn 2011-2012, sau khi hàng loạt lãnh đạo ngân hàng bị bắt, ACB đã rơi vào thời kỳ khó khăn. Từ một trong những ngân hàng thương mại cổ phần mạnh nhất Việt Nam vào thời điểm đó, ACB đã loạng choạng.

Tương tự vào những năm 2012-2013, Techcombank từng xáo trộn với tin đồn có ảnh hưởng rất lớn, tác động tiêu cực tới tình hình kinh doanh. Tỷ lệ nợ xấu dồn lại và tăng cao. Nhân sự cấp cao liên tục thay đổi, từ tướng ngoại đến tướng nội.

Thế rồi, ACB và Techcombank đã học cách đi qua "bóng tối". Sự trở lại của gia đình ông Trần Mộng Hùng và toàn bộ cán bộ nhân viên đã xây đắp lại ACB sang một trang mới. Cho đến nay, từ một ACB bị đảo lộn đang từng bước đi lên. Còn Techcombank, chính sự suy giảm 2012-2013 đã khiến họ phải lột xác, lợi nhuận tăng trưởng thần tốc trong thời gian qua.

Top 5 ngân hàng cổ phần ngày ấy và bây giờ ảnh 1

Lợi nhuận trước thuế của top 5 NHCP trong 5 năm qua.

Top 5 ngân hàng cổ phần ngày ấy và bây giờ ảnh 2

Sự thay đổi trong quy mô tổng tài sản của 5 NHCP.

Tiếc nuối nhất có lẽ chính là 2 cái tên Sacombank và Eximbank. Trước đây, họ đều là những ngân hàng rất mạnh và bắt đầu suy thoái trong vài năm trở lại đây.

Sacombank vốn có nền tảng và thị phần tốt, đặc biệt ở thị trường phía Nam. Năm 2015, Sacombank đã thực hiện nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank). Sacombank đang gặp rất nhiều khó khăn từ khi sáp nhập với hàng nghìn tỷ đồng nợ xấu chuyển giao từ SouthernBank, dù tổng tài sản cũng như mạng lưới hoạt động được mở rộng thế nhưng kết quả lợi nhuận của Sacombank lại ngày càng sa sút. Sacombank đã nhường chỗ cho những ngân hàng ở top dưới bật lên.

Còn với cổ đông của Eximbank, họ sẽ là người xót xa nhất khi nhìn lại một thời vang bóng. Vào năm 2012, Eximbank chỉ xếp sau MB chút ít lợi nhuận, còn đâu bỏ xa các ngân hàng còn lại: gấp đôi Sacombank; gấp 3 lần lợi nhuận của ACB và Techcombank. Song khó khăn bắt đầu bủa vây những năm sau đó, người ta không còn thấy con số lãi “nghìn tỷ” xuất hiện trở lại trong BCTC của Eximbank nữa và những lùm xùm, tranh cãi chưa có hồi đáp về nhân sự cấp cao.

Trong khi đó, MB đã từng là thành viên dẫn đầu trong nhóm về lợi nhuận. MB là một vận động viên có sức khỏe bền bỉ, phong độ ổn định trong khả năng sinh lời; biểu hiện qua việc đi ngang lợi nhuận trong 5 năm qua. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa, MB chưa tìm thấy sự đột phá, để rồi năm qua ngân hàng đã để tuột mất vị trí số 1 về lợi nhuận trong nhóm NHCP cho 1 tân binh khác - VPBank và theo sau cả Techcombank.

Cả VPBank và Techcombank đều là những ngân hàng có sự cách tân mạnh mẽ trong chiến lược kinh doanh. Hai ngân hàng sớm mua lại công ty tài chính, đẩy mạnh bán lẻ, cho vay cá nhân và gặt hái những quả ngọt.

Nhìn vào những suy chuyển, vào thời thế xoay vần của các ngân hàng, người viết chợt nhớ đến câu nói của một chính trị gia người Anh (W. Churchill): "Chính vì ngược gió chứ không phải theo chiều gió mà những con diều bay lên cao mãi".

Hành trình tìm đến với thành công luôn chờ đợi những gian nan và thử thách. Bước ra khỏi những khủng hoảng, một số nhà băng đã dần lấy lại sự phục hồi thậm chí là lột xác để thay đổi vận mệnh. Đến nay, họ đang từng bước xử lý những tồn đọng, chữa lành những vết thương của mình. Đã có những cánh diều bay cao như Techcombank, như ACB và chúng ta hy vọng Eximbank, Sacombank sẽ sớm là cánh diều ngược chiều gió bay cao trở lại.

Theo Kim Tiền/Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...