TP HCM: Các dịch vụ số sẽ phải thích ứng để biến công dân và doanh nghiệp thành trọng tâm

TP.HCM hiện nằm trong top 200 hê sinh thái đổi mới sáng tạo năng động nhất toàn cầu. Trong năm 2022 TP.HCM đứng vị trí 111, tăng 68 bậc so với năm 2021 và xếp thứ 3 chuyển đổi số trên toàn quốc. Cũng trong năm 2022, lần đầu tiên TP.HCM đánh giá được mức độ đóng góp kinh tế số vào GRDP của thành phố là 15.38% so với chỉ tiêu 15% đặt ra.
Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM
Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM

Đó là những kết quả đáng ghi nhận trong công cuộc chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo của TP.HCM thời gian qua được chia sẻ tại buổi Hội thảo Dịch vụ Tài chính - Ngân hàng 2023 diễn ra ngày 26/5 tại TP.HCM.

Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết, chủ đề của Hội thảo "Chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng và Fintech - Dữ liệu cá nhân" rất phù hợp với xu hướng phát triển chung hiện nay, đặc biệt là với định hướng phát triển của TP.HCM.

Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ cho TP.HCM đến năm 2030 phải trở thành đầu tàu về kinh tế số, xã hội số về khoa học công nghệ, giáo dục, tài chính. Đến năm 2030, kinh tế số của TP.HCM phải chiếm 40% GRDP của Thành phố. Để thực hiện mục tiêu đó, TP.HCM đã ban hành rất nhiều chính sách, tập trung vào lĩnh vực phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thành phố xác định đây là 2 động lực trọng tâm, giúp TP.HCM phát triển và nổi trội trong thời gian tới.

“Sự kiện sẽ giúp hoạt động chuyển đổi số của TP.HCM thêm sôi động. Đặc biệt nhất, qua hội thảo, chúng tôi học được những bài học kinh nghiệm, thành công của các Bộ ngành, địa phương và các chuyên gia, giúp chuyển đổi số của TP.HCM nhanh hơn và thành công hơn trong thời gian tới”, ông chia sẻ.

Cũng theo ông Thắng, trong thời gian qua, TP.HCM đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển và hoạt động. Đặc biệt, thành phố cũng tập trung phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, đầu tư khai thác hiệu quả với các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ tại các trường đại học, các khu công nghệ cao, các khu nông nghiệp công nghệ cao, khu công viên phần mềm Quang Trung để hình thành một hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững.

Thành phố cũng đã ban hành nhiều chương trình, đề án quan trọng như chương trình chuyển đổi số Thành phố, đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh, chương trình hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2020 – 2030, đề án phát triển thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố năm 2025 định hương đến 2030 và đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn Thành phố đến năm 2025, định hướng phát triển đến 2030..

Tại phiên tham luận Chương trình chuyển đổi số trên địa bàn TP.HCM, bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM nhấn mạnh: TP.HCM đang hướng tới mục tiêu kết nối chia sẻ dữ liệu giữa địa phương và các Bộ ngành hiệu quả, hướng tới việc người dân và doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin một lần khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, và dữ liệu này sẽ được sử dụng lại cho những lần đăng ký sau. Đây là một trong những nỗ lực giúp cho việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp thuận lợi hơn.

"Chuyển đổi số và quản trị dữ liệu là một hành trình, cần phải cải tiến phù hợp với các tiến bộ công nghệ theo thời gian. Phải thành lập cơ quan chủ trì để thúc đẩy, điều phối và thiết kế các giải pháp số cho Thành phố nhằm cải thiện việc tích hợp và thiết kế các nhiệm vụ số. Các dịch vụ số sẽ phải thích ứng để biến công dân và doanh nghiệp thành trọng tâm thay vì hoạt động riêng biệt và tạo ra ‘hòn đảo’ tự động hóa”, bà Trinh cho biết thêm.

Vừa qua, TP HCM cũng đã phối hợp với ngân hàng thế giới (WorldBank) để xây dựng chiến lược phát triển dữ liệu số TP HCM, chiến lược quản trị dữ liệu số TP HCM, trong đó tập trung cho 03 nhóm dữ liệu lớn: Đất đai đô thị; Thông tin người dân và phát triển tài chính doanh nghiệp.

Xem thêm

Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác phòng, chống hàng nhái, hàng giả

Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác phòng, chống hàng nhái, hàng giả

Việc chuyển đổi số trong công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái là vô cùng cấp bách bởi mặt trận đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam đang chuyển dần lên không gian số hoá. Các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả, sao chép nhãn hiệu hiện hoạt động mạnh mẽ trên môi trường internet.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...