TP. HCM thu phí hạ tầng cảng biển từ 1/4

Sau hai lần lùi kế hoạch, TP HCM bắt đầu thu phí hạ tầng cảng biển từ 0h ngày 1/4, mức thấp nhất 15.000 đồng mỗi tấn, cao nhất 4,4 triệu đồng với container 40 feet.
TP. HCM thu phí hạ tầng cảng biển từ 1/4

Đây là thông tin được ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tại buổi họp báo thông tin thu phí hạ tầng cảng biển do Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh. 

Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, việc triển khai thu phí hạ tầng cảng biển nhằm thực hiện Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết số 11/2021/NQ-HĐND ngày 25/6/2021 của Hội đồng Nhân dân thành phố về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 1, Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 9/12/2020 của Hội đồng Nhân dân thành phố ban hành mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng áp dụng bao gồm các tổ chức, cá nhân thực hiện cung cấp dịch vụ, nhiệm vụ thu phí và các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh, vận chuyển, lưu giữ hàng hóa sử dụng công trình kết câu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh.

Mức phí sử dụng hạ tầng cảng biển được Hội đồng Nhân dân thành phố khóa X ban hành tại Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 9/12/2020. Cụ thể, đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu, áp dụng mức thu 50.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container; 4,4 triệu đồng/container 40 feet và 2,2 triệu đồng/container 20 feet.

Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ áp dụng mức 500.000 đồng/container đối với container 20feet; 1 triệu đồng/cont đối với container 40feet và 30.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container.

Trong khi đó, với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai tại Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng mức thu là 250.000 đồng/container 20feet; 500.000 đồng/container 40 feet và 15.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container.

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ miễn thu phí đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh. 

Về hình thức thu phí, ông Vương Tuấn Nam, Phó Trưởng phòng Phòng Công nghệ thông tin, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc nộp phí hạ tầng cảng biển không sử dụng tiền mặt.

Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí sử dụng các hạ tầng giao dịch điện tử liên ngân hàng để nộp phí cho cơ quan thu phí thông qua hệ thống 24/7 của ngân hàng thương mại.

Hệ thống kê khai khải quan và kê khai nộp phí hạ tầng cảng biển có sự chia sẻ dữ liệu thông tin mà doanh nghiệp cung cấp nhưng hoạt động tách biệt nhau. Do đó, hoạt động thu phí không làm ảnh hưởng đến thời gian thông quan hàng hóa của doanh nghiệp.

Trước các câu hỏi xoay quanh vấn để sử dụng số tiền thu phí hạ tầng cảng biển, ông Bùi Hoà An, Phó Giám đốc Sở Giao thông và Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, tiền thu từ doanh nghiệp sẽ được bổ sung cho nguồn vốn đầu tư nâng cấp các tuyến đường dẫn vào cảng Cát Lái như đường Nguyễn Thị Định, Võ Chí Công, Nguyễn Duy Trinh…

Theo tính toán của Sở Giao thông Vận tải, nếu thu đầy đủ đến năm 2025 thì tổng số thu tù phí hạ tầng cảng biển là khoảng 16.000 tỷ đồng, chiếm 17% tổng vốn dự kiến đầu tư cho các dự án nâng cấp hạ tầng khu vực cảng biển (93.000 tỷ đồng)

Theo ông Bùi Hòa An, các tuyến đường dẫn vào cảng và hạ tầng khu vực cảng biển được nâng cấp sẽ giải quyết tình trạng kẹt xe ra vào cảng, rút ngắn thời gian lưu thông hàng hoá từ đó giảm chi phí vận chuyển, chi phí phát sinh khác cho doanh nghiệp

Nói cách khác, việc thu phí hạ tầng cảng biển là để cải thiện chất lượng các dịch vụ liên quan và doanh nghiệp là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp, lâu dài.

Xem thêm

Từ sau 2030, sẽ bắt buộc thực hiện "cảng biển xanh"

Từ sau 2030, sẽ bắt buộc thực hiện "cảng biển xanh"

Mô hình cảng xanh, đại diện cho mô hình phát triển cảng bền vững, không chỉ đáp ứng nhu cầu của môi trường mà còn làm tăng lợi ích kinh tế của cảng, sẽ được thí điểm từ năm 2023 trước khi nhân rộng, áp dụng tiêu chí bắt buộc từ sau năm 2030...

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…