TPBank lãi gần 1.500 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2023

Ngân hàng TPBank đã cắt giảm 440 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong quý 1/2023, tương ứng giảm 58,3% so với cùng kỳ, từ đó gia tăng được lợi nhuận cho ngân hàng...
ngân hàng TPBank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank, mã chứng khoán: TPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2023 với lợi nhuận trước thuế đạt 1.765 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.413 tỷ, tăng 8,7%.

Thu nhập lãi thuần của ngân hàng TPBank trong quý 1/2023 ở mức 2.737 tỷ đồng, giảm 3,3% so với cùng kỳ do chi phí lãi, đặc biệt là trả lãi tiền gửi cho khách hàng tăng mạnh, trong khi thu nhập từ lãi cho vay tăng với mức độ ít hơn.

Ở chiều ngược lại, các mảng kinh doanh phi tín dụng có kết quả khả quan, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 36%, đạt 695 tỷ đồng. Ngoài ra, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng tới 370% lên 151 tỷ, theo giải thích của ngân hàng TPBank thì do ngân hàng đã tận dụng tốt các cơ hội thị trường.

Tổng thu nhập hoạt động trong quý 1/2023 của ngân hàng TPBank đạt 3.660 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ. Chi phí hoạt động tăng 27,6% lên 1.579 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (trước trích lập dự phòng) giảm 12,5%, ghi nhận ở mức 2.079 tỷ đồng.

Đáng chú ý, chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng quý 1/2023 của TPBank giảm 440 tỷ đồng, tương ứng giảm 58,3% so với cùng kỳ năm ngoái, từ đó gia tăng được lợi nhuận cho ngân hàng. Phía ngân hàng TPBank cho biết ngân hàng đã kiểm soát tốt hơn rủi ro tín dụng từ khách hàng nên chi phí này được giảm xuống, từ đó gia tăng được lợi nhuận cho ngân hàng.

Tính đến ngày 31/3/2023, tổng tài sản của ngân hàng TPBank đạt 343.522 tỷ đồng, tăng 4,5% so với đầu năm nhờ tiền mặt tăng 41%. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 7,3% lên 172.753 tỷ đồng, dự phòng rủi ro cho vay tăng 14,3%. Tiền gửi khách hàng tăng 3,1%, đạt 200.998 tỷ.

Về chất lượng tín dụng, nợ xấu của TPBank tăng 84% tính đến cuối quý 1/2023 là 2.496 tỷ đồng. Chủ yếu do nợ nhóm 3 tăng 212% lên hơn 1.199 tỷ đồng. Cụ thể, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng mạnh 212% lên 1.199 tỷ đồng. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng 64% lên 764 tỷ đồng. Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 6% lên 533 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay khách hàng cuối tháng 3 ở mức 1,45%, tăng so với mức 0,84% hồi đầu năm.

ngân hàng TPBank
Trong phiên giao dịch chiều ngày 24/4, cổ phiếu TPB của ngân hàng TPBank đang ghi nhận ở mức 22.900 đồng/cổ phiếu.

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch chiều ngày 24/4, cổ phiếu TPB của ngân hàng TPBank đang ghi nhận ở mức 22.900 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa trên thị trường vào khoảng 36.222 tỷ đồng. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...