Bảo Việt nâng dự báo lợi nhuận của TPBank lên 25% trong năm nay

Hoạt động kinh doanh chính của TPBank đã phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2020 với NIM cao kỷ lục 4,50% vào Quý 4/2020, tăng trưởng tín dụng cao đạt 30,7% năm 2020 và CASA đạt mức kỷ lục của Ngân hàng đạt 19,4%.
Bảo Việt nâng dự báo lợi nhuận của TPBank lên 25% trong năm nay

Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa có báo cáo cập nhật về hoạt động của ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - mã chứng khoán TPB).

BVSC cho biết, các hoạt động kinh doanh chính của TPB đã phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2020 với NIM cao kỷ lục 4,50% vào Quý 4/2020, tăng trưởng tín dụng cao đạt 30,7% năm 2020 và CASA đạt mức kỷ lục của Ngân hàng đạt 19,4%. Chất lượng tài sản được cải thiện với tỷ lệ nợ xấu là 1,18% và tổng tỷ lệ nợ có rủi ro (LAR) ở mức thấp nhất từ trước đến nay là 2,54%. Đệm dự phòng rủi ro được cải thiện đáng kể với tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên 134% năm 2020 so với 98% năm 2019. 

Hệ số CAR (Basel II) tốt ở mức 12,95% (Hệ số CAR vốn cấp 1 hợp nhất ở mức 10,04%), giúp TPB duy trì tăng trưởng tín dụng cao trong những năm tới. 

Từ những tín hiệu khả quan trên, BVSC nâng dự báo kết quả kinh doanh năm 2021 – 2022 cho TPB trung bình 12,5% dựa trên kết quả kinh doanh Quý 4/2020 cốt lõi vững chắc và kế hoạch kinh doanh năm 2021 khả quan của Ban lãnh đạo ngân hàng.

Theo BVSC, việc điều chỉnh kết quả kinh doanh nói trên được thúc đẩy bởi: (1) Triển vọng tăng trưởng tín dụng mạnh hơn và NIM mở rộng; (2) Thu nhập từ phí và ngoại hối cao hơn, chủ yếu do ngân hàng mở rộng cơ sở khách hàng vững chắc; và (3) Chi phí tín dụng thấp hơn.

Riêng năm 2021, BVSC dự báo tăng trưởng lợi nhuận của TPB tăng 25,3% so với năm trước, lên 5,5 nghìn tỷ. 

Về cổ phiếu, các nhà phân tích của BVSC cho biết, sau khi giá cổ phiếu ngành ngân hàng tăng mạnh so với đầu năm, giá cổ phiếu của TPB đang underperform so với toàn ngành ngân hàng, chỉ tăng 5,6% và chỉ nhỉnh hơn so với VCB (-0,1% kể từ đầu năm) và BID (-6,1% kể từ đầu năm). Với nền tảng cơ bản đang tốt dần lên, BVSC tin rằng mức định giá hiện tại của TPB (P/B năm 2021 là 1,38x với mức ROAE 23,2%) là hấp dẫn. 

Đầu tháng 4 vừa qua, Ngân hàng TMCP Tiên Phong đã công bố tài liệu ĐHCĐ thường niên năm năm 2021 với đề xuất giữ lại lợi nhuận chưa phân phối để mở rộng hoạt động kinh doanh năm 2021.

Theo đó, trong năm 2021, TPBank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 21% lên 250.000 tỷ đồng. Tổng huy động dự kiến đạt 221.893 tỷ đồng, tăng 20% so với mức thực hiện năm 2020. Trong đó, tiền gửi khách hàng và phát hành giầy tờ có giá dự kiến đạt 172.010 tỷ đồng, tiền gửi và vay của tổ chức tín dụng khác đạt 49.883, lần lượt tăng trưởng ở mức 20% và 22%.

Dự nợ cho vay và trái phiếu tổ chức kinh tế dự kiến tăng 25% lên 165.434 tỷ đồng, tùy thuộc vào mức Ngân hàng Nhà nước cho phép. Tỷ lệ nợ xấu kế hoạch duy trì dưới 2%.  

Năm 2021, TPBank kỳ vọng lợi nhuận trước thuế thu về 5.500 tỷ đồng, tăng 25% so với mức thực hiện năm 2020, cũng là mốc lợi nhuận cao kỷ lục mà ngân hàng này chưa từng ghi nhận.

Trong năm nay, TPBank dự kiến gia tăng tỷ trọng thu nhập từ phí và kinh doanh ngoại tệ lên 18% tổng thu nhập, doanh số giải ngân trung dài hạn và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp bình quân dự kiến đạt 2.000 – 3.000 tỷ đồng/tháng,…

Về phương án phối lợi nhuận năm 2021, HĐQT TPBank đề xuất để lại lợi nhuận chưa phân phối để mở rộng hoạt động kinh doanh năm nay. Lợi nhuận để lại chưa phân phối tại thời điểm cuối năm 2020 sau khi trích lập các quỹ là hơn 2.978 tỷ đồng.

Như vậy, nếu ĐHCĐ thông qua phương án này thì đây sẽ là năm thứ hai TPBank giữ lại lợi nhuận và không chia cổ tức cho các cổ đông.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...