TP.HCM chính thức thực hiện chính quyền đô thị từ giữa năm 2021

Quốc hội vừa chính thức thông qua Nghị quyết về Tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM. Thành phố lớn thứ hai cả nước này sẽ thực hiện mô hình chính quyền đô thị mà không cần thí điểm.
TP.HCM chính thức thực hiện chính quyền đô thị từ giữa năm 2021

Với 420/428 đại biểu bấm nút tán thành (87,14% tổng số đại biểu), Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM vào sáng nay (16/11). 

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021 và việc tổ chức chính quyền đô thị quy định tại nghị quyết này được thực hiện từ ngày 1/7/2021.

Theo nghị quyết, chính quyền địa phương ở TP.HCM gồm HĐND và UBND; chính quyền cấp quận, phường là UBND quận, phường (không có HĐND).

Thường trực HĐND thành phố gồm chủ tịch HĐND, hai phó chủ tịch và các ủy viên là trưởng ban của HĐND thành phố. Chủ tịch HĐND thành phố có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; phó chủ tịch HĐND là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.

HĐND thành phố thuộc TP.HCM quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách; quản lý dự án đầu tư công; phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm của phường trực thuộc.

Chủ tịch UBND thành phố thuộc TP.HCM có quyền giao nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội cho phường trực thuộc; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND phường trực thuộc.

Cơ cấu tổ chức của UBND quận gồm chủ tịch, không quá ba phó chủ tịch, các cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khác và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND quận.

Chủ tịch quận bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đình chỉ công tác Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND phường trực thuộc và người đứng đầu, cấp phó của cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận; tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức.

UBND quận có nhiệm vụ phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm của phường trực thuộc; quyết định giao nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho phường.

UBND phường gồm chủ tịch, không quá hai phó chủ tịch và các công chức khác của UBND phường.

UBND phường có nhiệm vụ đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công dùng vốn ngân sách nhà nước với cấp trên.

Cũng theo nghị quyết, HĐND và UBND quận, phường nhiệm kỳ 2016-2021 kết thúc nhiệm vụ vào ngày 30/6/2021. Kể từ ngày 1/7/2021, UBND quận, UBND phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại nghị quyết này.

Từ ngày 1/7/2021, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường, công chức cấp xã ở phường được bầu hoặc tuyển dụng trước ngày 1/7/2021 được chuyển thành công chức làm việc tại phường đang công tác; trường hợp chuyển sang vị trí việc làm mới thì công chức phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn phù hợp vị trí việc làm đó theo quy định của Chính phủ.

Không chỉ có Tp. HCM, từ tháng 7/2021, hai thành phố Hà Nội và Đà Nẵng sẽ cùng thí điểm thực hiện chính quyền đô thị.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...