TP.HCM đầu tư hơn 9.664 tỷ đồng cho dự án rạch Xuyên Tâm

Trong giai đoạn từ 2021 - 2025, TP.HCM sẽ chi gần 6.650 tỷ đồng để bồi thường, giải phóng mặt bằng, lập dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ, khởi công. Hơn 3.000 tỷ đồng sẽ được chi trong 5 năm để thi công và quyết toán dự án.

Sáng 7/12, HĐND TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc kỳ họp thứ 8. Đây là kỳ họp thường kỳ cuối năm nhằm đánh giá toàn diện tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng an ninh năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.

Đồng thời, tập trung thảo luận, xem xét thông qua các nghị quyết liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, đô thị, văn hóa xã hội, giáo dục, y tế, biên chế tổ chức; dự toán thu chi ngân sách năm 2023; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

HĐND thành phố cũng xem xét thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 cho một số dự án cấp bách như dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, quyết định chủ trương đầu tư dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm...

Trình chủ trương đầu tư rạch Xuyên Tâm tổng vốn đầu tư hơn 9.664 tỷ đồng

Một trong những tờ trình quan trọng được UBND TP.HCM trình lên HĐND thành phố là chủ trương đầu tư rạch Xuyên Tâm qua Q.Bình Thạnh, Gò Vấp với tổng vốn đầu tư gần 9.664 tỷ đồng.

Rạch Xuyên Tâm có chiều dài khoảng 8,2km, trong đó phạm vi dự án từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật dài 6,4km - là một trong những con rạch ô nhiễm nhất tại TP.HCM.

rạch xuyên tâm
Rạch Xuyên Tâm là một trong những con rạch ô nhiễm nhất tại TP.HCM

Tại khu vực rạch Xuyên Tâm nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân khốn khổ vì phải ăn ngủ, sinh hoạt bên dòng kênh hôi thối, tràn ngập rác thải. Vào mùa mưa, nước tràn lên tận nhà; mùa nắng nóng, mùi hôi tanh bốc lên.

Nguyên nhân của tình trạng này là do tuyến rạch này bị các hộ dân cơi nới, lấn chiếm với đủ loại vật liệu. Dọc bờ rạch Xuyên Tâm rác thải trôi nổi khắp bề mặt rạch, nằm dưới sàn những ngôi nhà hai bên rạch.

Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm trước đây được TP.HCM dự tính đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) với tổng mức đầu tư 5.100 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau 20 năm dự án vẫn chưa thể triển khai. Hình thức đầu tư này sau đó bị đánh giá là không khả thi. Tháng 8/2019, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM thống nhất chủ trương đầu tư dự án này từ ngân sách thành phố.

Theo tờ trình của UBND TP.HCM, từ năm 2021 - 2025, thành phố sẽ chi gần 6.650 tỷ đồng để bồi thường, giải phóng mặt bằng, lập dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ, khởi công. Hơn 3.000 tỷ đồng sẽ được chi trong 5 năm để thi công và quyết toán dự án.

TP.HCM đặt mục tiêu hoàn thành dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm vào năm 2025 nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chi gần 6.000 tỉ đồng làm cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

Cũng tại kỳ họp, UBND thành phố đã trình lên HĐND thành phố về dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài theo phương thức đối tác công tư.

Theo đó, thành phố sẽ chi 5.936 tỷ đồng ngân sách giai đoạn 2021 - 2025 để làm cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Trong đó, hơn 5.900 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng; 35 tỷ đồng cho các chi phí chuẩn bị dự án và sẽ được nhà đầu tư trúng thầu hoàn trả lại ngân sách.

Cao tốc TP HCM - Mộc Bài dài 50 km, quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Điểm đầu giao giữa tỉnh lộ 15 với Vành đai 3 (huyện Củ Chi, TP.HCM); điểm cuối kết nối quốc lộ 22 ở huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh). Riêng đoạn qua TP.HCM dài gần 24 km.

Rạch xuyên tâm
Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sẽ phá thế độc đạo, tạo tuyến đường mới kết nối TP.HCM qua Tây Ninh, giảm tải Quốc lộ 22

Tuyến đường đi qua hai địa phương nhưng TP.HCM được giao chủ trì thực hiện. Đây là công trình được đánh giá rất quan trọng, giúp hoàn thiện mạng lưới giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đồng thời phá thế độc đạo, tạo tuyến đường mới kết nối TP.HCM qua Tây Ninh, giảm tải Quốc lộ 22.

Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 16.700 tỷ đồng, thực hiện theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng BOT). Trong đó, nhà đầu tư dự kiến thu phí hoàn vốn trong 18 năm một tháng, còn nhà nước hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng từ ngân sách TP.HCM và tỉnh Tây Ninh.

Công trình thực hiện từ năm 2022 - 2027.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…