TP.HCM: “Dính đòn” Covid-19, hơn 6.500 doanh nghiệp giải thể, tạm ngưng hoạt động

Chỉ số sản xuất công nghiệp của TP.HCM giảm 1,0%, số vốn doanh nghiệp đăng ký mới giảm 15,7%, hơn 6.500 doanh nghiệp giải thể, tạm ngưng hoạt động, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ đạt 1,05 tỷ USD, giảm gần 33% so với cùng kỳ.
TP.HCM: “Dính đòn” Covid-19, hơn 6.500 doanh nghiệp giải thể, tạm ngưng hoạt động

Trong báo cáo báo cáo kết quả tình hình thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, UBND TP.HCM cho biết, dịch Covid-19 đang diễn ra đã làm ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng.

Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn TP.HCM (GRDP) 3 tháng đầu năm chỉ tăng 0,42% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,6%), mức tăng trưởng của các khu vực, các ngành kinh tế đều thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, chịu tác động mạnh nhất là khu vực dịch vụ, giảm 1,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,7%), hơn nữa, do khu vực này chiếm tỷ trọng 60,6% trong cơ cấu GRDP của thành phố cho nên dẫn đến mức tăng trưởng GRDP thấp hơn nhiều so với cùng kỳ.

Không những thế, khách quốc tế đến thành phố giảm 42,2% (cùng kỳ tăng 14,1%), chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 1,0% (cùng kỳ tăng 6,2%); số vốn doanh nghiệp đăng ký mới giảm 15,7% so cùng kỳ; hơn 6.500 doanh nghiệp giải thể, tạm ngưng hoạt động; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ đạt 1,05 tỷ USD, giảm gần 33% so với cùng kỳ.

Hơn 6.500 doanh nghiệp tại TP.HCM giải thể, tạm ngưng hoạt động vì dịch Covid - 19
Hơn 6.500 doanh nghiệp tại TP.HCM giải thể, tạm ngưng hoạt động vì dịch Covid - 19

Bên cạnh đó, hoạt động thu ngân sách cũng gặp nhiều khó khăn, đạt 88.241 tỷ đồng, giảm 8,6% so với cùng kỳ, đặc biệt là bước sang tháng 3/2020, ảnh hưởng từ dịch Covid-19 càng rõ hơn, trung bình mỗi ngày làm việc chỉ thu khoảng 947 tỷ đồng, giảm 31% so cùng kỳ và chỉ đạt 57,9% so với mức thu trung bình thành phố phải thu theo dự toán năm 2020 (1.636 tỷ đồng/ngày).

Trước những khó khăn trên, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn với những chính sách thiết thực, như: Giãn thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế, cho phép chậm nộp thuế; hỗ trợ miễn, giảm thuế.

Đồng thời, cho phép thành phố tham gia gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng đã được Chính phủ phê duyệt và đang giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai, giãn thời gian trả nợ đến hạn để doanh nghiệp không rơi vào nhóm nợ xấu, hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi giảm từ 30% trở lên so với lãi suất cho vay theo quy định thông thường.

Mặt khác, giãn thời gian nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động, giảm 50% bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho các doanh nghiệp. Hỗ trợ giảm 50% tiền thuê đất phải nộp trong 2 năm 2020 – 2021 và xem xét, mở rộng đối tượng được miễn thị thực cho các thị trường sau khi kết thúc dịch bệnh cũng như điều chỉnh giảm 50% giá điện giờ cao điểm đến tháng 5/2020.

Covid - 19 cũng ảnh hưởng lớn tới ngành Bất động sản
Covid - 19 cũng ảnh hưởng lớn tới ngành Bất động sản

Ngoài ra, thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, UBND TP.HCM cũng đã triển khai các biện pháp như yêu cầu mọi người dân đều phải ở nhà, chỉ ra đường trong trường hợp thật sự cần thiết, khi ra ngoài phải đeo khẩu trang, thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao dịch, làm việc, tiếp xúc và ăn uống.

Thực hiện đóng cửa toàn bộ các cơ sở dịch vụ trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, các mặt hàng thiết yếu, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh và công khai danh sách mạng lưới các điểm bán các mặt hàng thiết yếu cũng như cam kết đảm bảo nguồn cung cấp đầy đủ, đa dạng về mặt hàng để người dân an tâm, không cần tích trữ hoặc đổ xô đi mua hàng.

Cùng với đó, thành phố đã dừng hoạt động giao thông công cộng, hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn này sang địa bàn khác. Ban hành cẩm nang “Kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn dịch bệnh”, làm cầu nối giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể tiếp cận nhanh chóng, thuận lợi các gói hỗ trợ của Chính phủ; chú trọng và có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Xem thêm

Cuộc chiến chống Covid-19: Cảm xúc và hành động

Cuộc chiến chống Covid-19: Cảm xúc và hành động

"Tôi có dự cảm và niềm mong mỏi rằng, ngày 30/4 năm nay, chúng ta sẽ có niềm vui kép: Kỷ niệm Ngày thống nhất đất nước và thành công trong việc khống chế đại dịch Covid-19", doanh nhân Nguyễn Đức Cây, Chủ tịch HĐQT Constremxim HOD viết cho Thương Gia.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…