TP.HCM: Ngành dịch vụ “đuối sức” giữa mùa dịch

Tình hình dịch Covid-19 kéo dài khiến cho hoạt động kinh doanh của các đơn vị thương mại, dịch vụ gặp nhiều khó khăn, doanh thu giảm sụt mạnh.
TP.HCM: Ngành dịch vụ “đuối sức” giữa mùa dịch

Theo Cục Thống kê TP.HCM, tháng 8/20221 doanh thu của hoạt động thương mại, dịch vụ của thành phố tiếp tục đà sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2021 ước đạt 609.351 tỷ đồng, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước đạt 35.522 tỷ đồng, giảm 15,9% so với tháng trước và giảm 59,4% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 8 ước đạt 24.188 tỷ đồng, giảm 15,9% so với tháng trước và giảm 49,3% so cùng kỳ năm trước. Các nhóm ngành hàng đều giảm sâu so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm lương thực, thực phẩm và nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) có mức giảm thấp nhất lần lượt ở mức giảm là 12,2% và 13,2%.

Bên cạnh đó, doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú tháng 8 ước đạt 362 tỷ đồng, giảm 57,3% so với tháng trước và giảm đến 94,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú là 38 tỷ đồng, giảm 7,3% so với tháng 7 và giảm 91% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu này chủ yếu đến từ các đơn vị đăng ký phục vụ người dân có nhu cầu cách ly có thu phí tại các khách sạn.

Tương tự, hoạt động ăn uống tháng 8 ước đạt 324 tỷ đồng, với mức giảm so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước là 59,8% và 95%. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, hình thức kinh doanh thức ăn mang về và tại chỗ buộc tạm ngừng để phòng chống dịch, doanh thu của ngành đạt mức thấp và chủ yếu đến từ đơn vị cung cấp suất ăn cho doanh nghiệp sản xuất 3 tại chỗ, khu cách ly và phục vụ tình nguyện viên.

Riêng hoạt động du lịch lữ hành tiếp tục ghi nhận không phát sinh doanh thu trong tháng 8, đây là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề, liên tục nhiều tháng.

Ngoài ra, doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 10.972 tỷ đồng, giảm 12,9% so với tháng trước và giảm 66,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, dịch vụ kinh doanh bất động sản ước đạt 7.166 tỷ đồng, giảm 16,1% so với tháng trước và giảm 64,2% so cùng kỳ năm trước.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Cục Thống kê dự báo các tháng cuối năm 2021, doanh thu của ngành vẫn ở mức rất thấp so với năm trước. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 218.691 tỷ đồng, chiếm 35,9%, giảm 14,6% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bất động sản ước đạt 137.351 tỷ đồng, chiếm 62,8% tổng doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác, giảm 15,8% so với cùng kỳ năm trước.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...