TPHCM sẽ cấm xe máy vào một số quận trung tâm

Sở GTVT TPHCM vừa trình UBND TPHCM đề án “Tăng cường vận tải giao thông công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới giao thông ở TPHCM”, được thực hiện theo 3 giai đoạn và tiến tới cấm hẳn vào năm
TPHCM sẽ cấm xe máy vào một số quận trung tâm

Sở Giao thông Vận tải vừa trình lên UBND TP.HCM đề án "Tăng cường vận tải giao thông công cộng, kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới giao thông ở TP.HCM" do Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải thực hiện.

Cụ thể, giai đoạn 1, từ nay tới năm 2020, hạn chế xe máy trong giờ cao điểm trên đường Trường Sơn (quận Tân Bình), đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1). Hạn chế xe máy từ 7-19h trên đường Pasteur (đoạn từ Lý Tự Trọng đến Điện Biên Phủ), đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đoạn từ Điện Biên Phủ đến Lý Tự Trọng).

Giai đoạn 2 từ 2021 - 2025, hạn chế xe đi vào quận 1 được giới hạn bởi các tuyến đường Võ Văn Kiệt - Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng - Nguyễn Thị Minh Khai - Nguyễn Văn Cừ.

Giai đoạn 3 là từ 2026-2030, hạn chế tiến tới cấm hẳn xe máy đi vào khu vực trung tâm TPHCM gồm quận 1, 3, 5, 10 được giới hạn bởi các tuyến đường Võ Văn Kiệt, Châu Văn Liêm - Hồng Bàng - Lý Thường Kiệt - Bắc Hải - Cách Mạng Tháng Tám - Võ Thị Sáu - Đinh Tiên Hoàng - Tôn Đức Thắng.

Cùng với việc hạn chế xe máy, Sở GTVT đề xuất kiểm soát việc đỗ ô tô trong khu vực trung tâm thành phố; xây dựng khung giá dịch vụ giữ xe theo giờ và theo khu vực; hạn chế cấp phép giữ xe ở lòng đường, vỉa hè, đặc biệt là khu vực trung tâm; tăng lệ phí trước bạ đối với ôtô đến 9 chỗ; thu phí ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm đối với ôtô...

Ngoài ra, đề án còn đề xuất thu phí “ùn tắc giao thông” vào giờ cao điểm đối với các loại xe ôtô vào khu vực trung tâm TPHCM.

Theo Viện chiến lược, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong thời gian này giữ vai trò chủ đạo cho đến khi hệ thông vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn (metro, monorail) hình thành theo quy hoạch đến 2030.

Đối với giải pháp phát triển xe buýt, Viện này đề xuất cần phát triển thêm 55-120 tuyến, nâng tổng số toàn mạng lưới xe lên 192-255 tuyến, với khoảng 4.200-4.800 xe hoạt động. Việc này giúp đáp ứng được 8,9 - 12,2% nhu cầu đi lại của người dân TP.HCM, đáp ứng 25-30% nhu cầu đi lại ở khu vực trung tâm.

Theo số liệu được công bố tại hội thảo "Kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TP.HCM - Thực trạng và giải pháp", trung bình TP.HCM có 910 xe máy trên 1.000 dân, tỷ lệ cao nhất thế giới.

Theo thống kê của Sở GTVT TP.HCM, tính đến tháng 3/2018, thành phố đang quản lý gần 7,3 triệu xe máy và gần 640.000 ôtô, chưa tính khoảng một triệu xe mang biển số tỉnh đang lưu thông ở thành phố. Mỗi ngày có thêm khoảng 1.000 ôtô và xe máy đăng ký mới.

Tại Việt Nam, ngoài TP.HCM đang được đề xuất cấm xe máy vào trung tâm, TP Hà Nội cũng đã thông qua đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030" vào tháng 7/2017. Theo đó, sẽ dừng hoạt động của xe máy tại các quận nội thành vào năm 2030.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...