TP.HCM sẽ hỗ trợ một phần lãi vay cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ

UBND TP.HCM vừa trình HĐND quy định về kích cầu đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Thành phố.
TP.HCM sẽ hỗ trợ một phần lãi vay cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ

TP.HCM sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp một phần lãi vay đầu tư để đổi mới công nghệ, máy móc tiên tiến, hiện đại, xây dựng, nâng cấp nhà xưởng sản xuất… khắc phục các điểm yếu còn tồn tại và các khó khăn của các doanh nghiệp trong đầu tư để phục vụ sản xuất tốt hơn.

Các dự án được hỗ trợ phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch ngành, chủ trương đầu tư và thuộc các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; được các tổ chức tín dụng chấp thuận cho vay và chưa triển khai thực hiện đối với các hạng mục (xây lắp và thiết bị) sử dụng vốn vay đăng ký tham gia chương trình kích cầu đầu tư.

Được biết, để nâng cao nội lực sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, Sở Công thương TP.HCM đã kiến nghị UBND Thành phố đề xuất Trung ương ban hành chính sách về giảm thuế nhập khẩu đối với linh kiện, phụ tùng; hạn chế thu hút đầu tư nước ngoài những ngành trong nước đang sản xuất (khuôn mẫu, cơ khí chính xác, nhựa polymer...) nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước tăng cường khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh; tổ chức khảo sát, đề xuất địa điểm mở rộng Trung tâm Trưng bày sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thành phố; hình thành các phân khu công nghiệp hỗ trợ (hoặc cụm liên kết ngành công nghiệp hỗ trợ) trong các khu công nghiệp với quy mô diện tích và giá thuê phù hợp, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.