TP.HCM sẽ nâng cao mức độ biện pháp phòng chống dịch Covid – 19

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên địa bàn, Ban chỉ đạo phòng chống Covid – 19 TP.HCM đã tổ chức cuộc họp khẩn để thảo luận, triển khai những phương án cấp bách.

Tham dự cuộc họp ngày 19/6 có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành pố Nguyễn Thành Phong, cùng các Phó Chủ tịch UBND thành phố và lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, quận, huyện tại các điểm cầu trực tuyến.

Tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho rằng, toàn thành phố đã nỗ lực, thực hiện nhiều biện pháp nghiêm và về cơ bản đã kiểm soát được một số chuỗi lây nhiễm nhưng vẫn chưa khống chế được dịch bệnh. Vì vậy, thống nhất với các đề xuất của các sở, ngành, quận, huyện về việc triển khai biện pháp mạnh hơn, quyết liệt hơn và đây là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, biện pháp căn cơ nhất vẫn là tiêm vắc xin nhưng để vắc xin hoạt động hiệu quả cần có thời gian. Do đó, trước mắt vẫn cần tiếp tục tăng cường hiệu quả công tác truy vết, khoanh vùng, dập dịch triệt để và tầm soát diện rộng.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên chỉ đạo tại cuộc họp (Ảnh: Trung tâm báo chí TP.HCM)
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên chỉ đạo tại cuộc họp (Ảnh: Trung tâm báo chí TP.HCM)

Đồng thời, có biện pháp kiểm soát và giảm bớt dòng người đến thành phố; nâng cao mức giãn cách xã hội tại thành phố, đối với những địa điểm, khu vực có thể đảm bảo an toàn với dịch bệnh thì thực hiện biện pháp nới lỏng hơn. Riêng hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa chỉ hạn chế khi thật sự cần thiết, tránh việc đình trệ.

“Các lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm để tạo nề nếp, kỷ cương trong quá trình thực hiện phòng chống dịch bệnh. Quyết tâm sau 1 tuần tới, thành phố có thể khống chế được dịch bệnh. Chúng ta chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn để duy trì lợi ích lâu dài”, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Cũng tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình lưu ý, TP.HCM cần cân nhắc mọi tình huống có thể xảy ra, chủ động xây dựng và triển khai một số biện pháp tương xứng riêng, cụ thể, linh hoạt riêng của thành phố để phòng chống dịch trên địa bàn. Trong đó, siết chặt công tác quản lý, kiểm tra, rà soát các biện pháp đang triển khai.

Phó Thủ tướng Thường trực cũng nhấn mạnh biện pháp phòng chống dịch hiệu quả hiện nay là Vắc xin + 5K + công nghệ. Công nghệ phải được ứng dụng trong các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; ứng dụng trong tiêm vắc xin, công tác truy vết, cách ly, trong quản lý hành chính… để nâng cao hiệu quả thực hiện.

Đồng thời, trước khi triển khai biện pháp mạnh hơn, thành phố cần công bố cho người dân biết và nắm bắt rõ các thông tin về cung ứng hàng hóa thiết yếu, lượng thực, thực phẩm, giao thông đi lại… để chủ động trong sinh hoạt, làm việc, tránh việc người dân hoang mang, lo lắng và tích trữ không cần thiết.

Báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, tính đến 18h ngày 18/6, có 1.661 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố; trong đó có 1.414 trường hợp nhiễm trong cộng đồng (chiếm tỷ lệ 85,13%), 243 trường hợp nhập cảnh (chiếm tỷ lệ 14,63%), 04 trường hợp lây trong khu cách ly VNA (0,24%). Đã có 370 trường hợp điều trị khỏi, chiếm tỷ lệ 22,28%. Có 02 bệnh nhân tử vong, chiếm tỷ lệ 0,12%. Hiện đang điều trị 1.289 bệnh nhân dương tính (chiếm tỉ lệ 77,60%).

Nhận định về các chuỗi lây nhiễm lớn trên địa bàn, Sở Y tế cũng cho hay, đặc điểm lớn nhất của các chuỗi lây nhiễm trong đợt dịch này là chủng virus Delta gây lây nhiễm mạnh trong gia đình, hàng xóm, nơi làm việc. Sự lây nhiễm từ gia đình vào nơi làm việc và từ nơi làm việc về nhà đã làm cho dịch lan tỏa rất nhanh và rộng tại TP.HCM. Các chuỗi dịch lớn ghi nhận chủ yếu tại các khu nhà trọ, cụm dân cư tại các quận, huyện; đã ghi nhận các bệnh nhân làm việc trong các khu công nghiệp, nhân viên y tế và nhân viên văn phòng.

Xem thêm

Sáng 19/6: Có 94 ca mắc COVID-19

Sáng 19/6: Có 94 ca mắc COVID-19

Bản tin dịch COVID-19 sáng 19/6 của Bộ Y tế cho biết có thêm 94 ca mắc COVID-19, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam đến nay lên 12.508 ca.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...