TP.HCM tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

UBND TP.HCM vừa chỉ đạo các cơ quan ban ngành tiếp tục thực hiện các biện phòng chống dịch Covid – 19, đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để cùng vượt qua khó khăn.
TP.HCM tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Theo đó, UBND TP.HCM đã chỉ đạo Cục Thuế thành phố tiếp tục đôn đốc, nhắc nhở các đối tượng thuộc ưu đãi theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ chưa nộp giấy đăng ký gia hạn nộp thuế, đảm bảo các đối tượng đều được thụ hưởng chính sách ưu đãi.

Đồng thời, triển khai hướng dẫn các hộ cá nhân kinh doanh nộp giấy gia hạn nộp thuế qua hệ thống thuế điện tử eTax và tiếp tục rà soát danh sách các hộ tạm ngừng kinh doanh để hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ để điều chỉnh kịp thời mức thuế khoán đối với các hộ cá nhân tạm ngưng kinh doanh.

Giao Sở Du lịch tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn cho khách du lịch, tiếp tục rà soát, đánh giá tình hình thiệt hại của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch do ảnh hưởng dịch bệnh và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ duy trì hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

UBND TP.HCM chỉ đạo các cơ quan ban ngành tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid - 19
UBND TP.HCM chỉ đạo các cơ quan ban ngành tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid - 19

Nghiên cứu các kịch bản khôi phục du lịch sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt và có những giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp du lịch, cơ sở lưu trú, vận chuyển, mua sắm, ẩm thực phục hồi, ổn định sản xuất kinh doanh, tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; triển khai chương trình kích cầu du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch mới và nâng chất các sản phẩm du lịch hiện tại như du lịch y tế, du lịch đường thủy, du lịch lịch sử, văn hóa nghệ thuật và ẩm thực…

Bên cạch đó, UBND TP.HCM cũng giao các sở, ngành liên quan xây dựng nhóm giải pháp trong khuôn khổ tác động của đại dịch Covid-19 giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại, phát triển và tránh phá sản; xây dựng nhóm giải pháp mời gọi sự chung tay, tiếp sức của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn của thành phố giúp đỡ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo hướng các bên cùng có lợi trong hợp tác. Xây dựng nhóm giải pháp khuyến khích chuyển đổi số, kinh tế số, dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt và thương mại điện tử.

TP.HCM cũng cam kết có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đổi mới máy móc, thiết bị, số hóa dữ liệu… thông qua chương trình cho vay kích cầu.

Ngoài ra, các sở, ngành cũng cần sơ kết đánh giá nhóm giải pháp hỗ trợ về nguồn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo cho các doanh nghiệp này tiếp cận được nguồn vốn, thủ tục nhanh và hiệu quả nhất; nâng cao trách nhiệm của các hiệp hội ngành nghề trong giải pháp liên kết nội địa, tập trung khai thác thị trường trong nước.

Có kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp du lịch xúc tiến thu hút du lịch nội địa, du lịch gắn với ngành vận tải, tháo gỡ các điểm nghẽn các dự án bất động sản, triển khai nhanh vốn đầu tư công, tạo sức lan tỏa huy động vốn xã hội; đẩy nhanh tiến độ đầu tư công năm 2020 của thành phố, kích thích đầu tư xã hội phát triển, giúp kinh tế phục hồi, giải quyết việc làm cho người lao động.

Riêng Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp phải tiếp tục triển khai và kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí, các gói hỗ trợ, tư vấn giúp doanh nghiệp, hỗ trợ tiểu thương kỹ năng tiếp cận thương mại điện tử, giao dịch trực tuyến và Tổ công tác phải là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp với ngân hàng, cơ quan thuế; giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp để sử dụng sản phẩm của nhau; xúc tiến thương mại trực tuyến với các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam.  

Xem thêm

Hỗ trợ doanh nghiệp mùa dịch, ngân hàng cũng đang tự "cứu" mình

Hỗ trợ doanh nghiệp mùa dịch, ngân hàng cũng đang tự "cứu" mình

Động thái giảm sâu lãi vay cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ngay sau quyết định cách ly toàn xã hội 15 ngày được cho là biện pháp hỗ trợ thiết thực để "cứu" doanh nghiệp, cũng là cách để ngân hàng nuôi dưỡng nguồn thu, tự "cứu" chính mình.

Có thể bạn quan tâm