TP.HCM: Từng bước trở thành một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Mặc dù, xuất phát điểm thấp và gặp khá nhiều khó khăn, hạn chế, nhưng TP.HCM đang từng bước phát triển thành một trung tâm tài chính của khu vực và quốc tế.
TP.HCM: Từng bước trở thành một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Theo đó, Diễn đàn Kinh tế TP.HCM với chủ đề “Phát triển thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế” được diễn ra ngày 18/10 thu hút gần 800 đại biểu, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự, được kỳ vọng giúp thành phố chuyển đổi mô hình phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, bứt phá trong thời gian tới.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, mục tiêu quan trọng của diễn đàn năm nay là cung cấp các yếu tố đầu vào giúp TP.HCM sớm trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để thành phố lắng nghe các ý tưởng mới, tiếp thu các góp ý, phản biện của các diễn giả nhằm hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế đã ấp ủ cách đây gần 20 năm.

TP.HCM cần giải bài toán về hạ tầng giao thông
TP.HCM cần giải bài toán về hạ tầng giao thông

“Tuy nhiên, việc trở thành trung tâm tài chính là một quá trình phức tạp, khó khăn do thành phố có điểm xuất phát thấp. Trong số 400 nghìn doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn, có hơn 98% doanh nghiệp vừa và nhỏ; bình quân cứ 5 năm dân số thành phố tăng thêm 1 triệu người, trong khi mật độ đường giao thông, nhà ở không theo kịp. Không những thế, tỷ lệ ngân sách thành phố được giữ lại giảm từ mức 26% giai đoạn 2007 - 2010 xuống còn 18% giai đoạn 2017 – 2020…

Cùng với đó, quá trình tái cơ cấu thị trường tài chính còn chậm, quy mô thị trường chứng khoán còn nhỏ so với các đô thị trong khu vực, tỷ trọng vốn hóa của thị trường chứng khoán trên GRDP của thành phố chỉ đạt 52%, trong khi tại Singapore là 243%, tại Kula Lumpur (Malaysia) là 143%, tại Bangkok (Thái Lan) là 120% và tại Manila (Philippines) là 92%”, Chủ tịch Phong nhận định.

Mặc dù thành phố còn có nhiều khó khăn, xuất phát điểm thấp, nhưng Chủ tịch Nguyễn Thành Phong vẫn khẳng định, "những hạn chế đó không làm thành phố chùn bước mà càng thôi thúc thành phố mơ ước và khát vọng cao hơn, đó là khát vọng mãnh liệt để thành phố phát triển nhanh và bền vững hơn".

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại diễn đàn kinh tế TP.HCM
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại diễn đàn kinh tế TP.HCM

Sau phần chia sẻ và đánh giá về những khó khăn cũng như quyết tâm phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính khu vực và thế giới của Chủ tịch Nguyễn Thành Phong. TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright cũng đưa ra những đánh giá về tiềm năng và hạn chế để trở thành trung tâm tài chính của TP.HCM.

Cụ thể, theo TS. Tự Anh vấn đề lớn mà thành phố đang phải đối mặt là khó khăn từ chính sách vĩ mô và pháp luật. Vì thế, muốn trở thành trung tâm tài chính ngang tầm trong khu vực và thế giới, cần có sự đột phá đến từ các yếu tố như chính sách của quốc gia, từ chính tầm nhìn và quyết tâm tự thân của TP.HCM. Đặc biệt, Trung ương và Chính phủ cần tạo điều kiện về cơ chế chính sách đặc thù riêng cho TP.HCM, mở ra thể chế mới cho  thành phố phát triển. Bên cạnh đó, thành phố cần giải được hai bài toán lớn đang gặp phải, một là hạ tầng giao thông, hai là nguồn nhân lực.

Còn TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đưa ra nhận định, sự phát triển thị trường tài chính trên địa bàn TP.HCM đã diễn ra không được như kỳ vọng. Mặc dù, trong gần 20 năm qua, TP.HCM luôn chú trọng việc phát triển thị trường tài chính là một trong những lĩnh vực ưu tiên của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Như vậy, để biến tiềm năng, lợi thế, khát vọng thành hiện thực đang là bài toán lớn về phát triển, không chỉ đối với thành phố, mà còn là vấn đề lớn của cả nước. Mà theo TS. Trần Du Lịch, muốn xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thì cần phải xây dựng chiến lược kinh tế quốc gia. Quốc hội, Chính phủ cần triển khai các chính sách và cơ chế cụ thể để thực thi, bao gồm việc thí điểm các chính sách mới, nhất là các sản phẩm tài chính…

Trước những khó khăn, vướng mắc trong việc xây dựng đề án phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ để cùng thành phố để đưa ra các chính sách vượt trội. Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các tỉnh, thành khác cùng chung tay, chung sức để thành phố sớm xây dựng thành công trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...