TP.HCM vươn lên dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI

Với 1 dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD, Bạc Liêu đã liên tục dẫn đầu trong 11 tháng đầu năm về thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, hết năm 2020, TP.HCM đã vươn lên dẫn đầu cả nước khi thu hút gần 4,4 tỷ USD vốn FDI.
TP.HCM vươn lên dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến ngày 20/12/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài năm nay đạt 28,53 tỷ USD, bằng 75% so với năm trước. Vốn thực hiện ước đạt 19,98 tỷ USD, giảm 2% so với năm trước.

“Do tác động của đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài trong năm 2020 tuy giảm so với năm 2019 song mức độ giảm đã được cải thiện. Nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang dần hồi phục và duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng dự án”, cơ quan này cho biết.

Điểm nhấn trong năm 2020 là vốn đầu tư điều chỉnh đạt trên 6,4 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước, tương đương với 1.140 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn, giảm 17,5% so với năm 2019.

Về vốn đăng ký mới, có 2.523 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 35% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt 14,65 tỷ USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, hai dự án FDI tăng vốn lớn nhất năm qua là Tổ hợp hoá dầu miền Nam Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khi tăng thêm 1,386 tỷ USD và dự án Khu trung tâm đô thị Tây hồ Tây (của Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn thêm 774 triệu USD.

Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 6.141 lượt của nhà đầu tư ngoại, giảm 37,6% so với năm trước, với tổng giá trị vốn góp 7,47 tỷ USD, giảm 51,7%. Cơ cấu giá trị góp vốn, mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư cũng giảm so với năm 2019, từ 40,7% xuống còn 26,2%.

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu. Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa đứng thứ hai. Thứ ba là kinh doanh bất động sản.

Nếu xét theo số lượng dự án mới thì Hàn Quốc đứng thứ nhất với 609 dự án. Trung Quốc đứng thứ hai với 342 dự án. Nhật Bản đứng thứ ba với 272 dự án. Hồng Kông đứng thứ tư với 211 dự án.

Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 60 tỉnh thành phố, trong đó TP.HCM vươn lên dẫn đầu về thu hút vốn FDI. Theo sau là Bạc Liêu với 1 dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Phòng.

Nếu xét theo số lượng dự án mới thì thành phố Hồ Chí Minh vẫn dẫn đầu với 950 dự án. Thành phố Hà Nội đứng thứ hai với 496 dự án. Tỉnh Bắc Ninh đứng thứ ba với 153 dự án.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...