TPP-11 chính thức đạt nguyên tắc đồng thuận tại APEC 2017

Đây được coi là thành tựu lớn cho 11 quốc gia đã dành nhiều tháng để cứu vãn TPP sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút lui.
TPP-11 chính thức đạt nguyên tắc đồng thuận tại APEC 2017

Sau phiên họp kín tại Trung tâm Hành chính Đà Nẵng tối 9/11, các Bộ trưởng của 11 nước thành viên tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP-11) đã thống nhất được thỏa thuận nguyên tắc của hiệp định.

Đây được coi là thành tựu lớn cho 11 quốc gia đã dành nhiều tháng để cứu vãn TPP sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút lui hồi đầu năm nay, đồng thời định hình tương lai của hoạt động kinh doanh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương trong nhiều năm tới.

Theo Nikkei, các Bộ trưởng nhóm nước TPP-11 đã có cuộc họp kéo dài đến tận nửa đêm bên lề Hội nghị APEC với kết quả thành công.  Tuy nhiên, Hiệp định TPP mới sẽ có hiệu lực ngay sau khi tất cả các quốc gia thành viên đã phê chuẩn hiệp định, trong khi cho đến nay mới chỉ có Nhật Bản và New Zealand đã làm điều này.

“11 quốc gia đã đạt được một thỏa thuận cấp bộ”, theo Bộ trưởng Kinh tế Toshimitsu Motegi chia sẻ với báo giới khi cuộc họp kín kết thúc vào tối muộn bên lề APEC.  Lãnh đạo 11 quốc gia sẽ tuyên bố chính thức về thỏa thuận vào ngày 10/11.

Nikkei đánh giá, thiếu sự hiện diện của Mỹ, tác động kinh tế của TPP hạn chế hơn. 11 quốc gia còn lại chiếm 13.5% GDP và 15,2% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu (con số lần lượt là 38,2% và 26,5% nếu có Mỹ). Tuy nhiên sự kiện này thể hiện các quốc gia châu Á Thái Bình Dương khẳng định hoạt động thương mại song phương chính là tương lai cho nền kinh tế.

Các đàm phán về TPP bắt đầu vào năm 2010 với 8 quốc gia ban đầu là Australia, Brunei, Chile, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam và Mỹ. Bốn nước còn lại bao gồm Nhật Bản, Malaysia, Canada và Mexico yêu cầu tham gia sau đó.

Giờ đây trọng tâm của các cuộc đàm phán thương mại sẽ chuyển địa điểm sang Manila, Philippines, nơi 16 quốc gia thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership - RCEP) tổ chức cuộc họp lần thứ 21.

Mặc dù nhiều khả năng sẽ không có thỏa thuận nào được đưa ra, những người ủng hộ tự do thương mại hi vọng rằng TPP-11 thành công bước đầu sẽ tạo ra áp lực buộc các thành viên kém hào hứng của RCEP chấp nhận áp dụng những tiêu chuẩn cao hơn cho hiệp định gồm 16 nước này.

Theo Nikkei

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...