“Trải nghiệm trọn vẹn ở Việt Nam” – Thông điệp mới của ngành du lịch

Quyết định của Chính phủ về mở cửa đường hàng không, đường biển và đường bộ đối với khách du lịch quốc tế từ ngày 15 tháng 3 là tin vui không chỉ cho ngành du lịch mà là thêm một giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế.
“Trải nghiệm trọn vẹn ở Việt Nam” – Thông điệp mới của ngành du lịch
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Lê Phúc
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Lê Phúc

Trao đổi với Thương Gia, ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch nói: Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 1265/BYT-DP ngày 15/3/2022 về việc phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh. Theo đó, người nhập cảnh vào Việt Nam theo đường hàng không phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp giấy chứng nhận trong vòng 72 giờ nếu xét nghiệm theo phương pháp PCR hoặc 24 giờ nếu xét nghiệm nhanh kháng nguyên với vi rút SARS-CoV-2.

Trường hợp nhập cảnh theo các đường bộ, đường thủy, đường sắt thì cũng phải có kết quả xét nghiệm như trên, trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm thì phải xét nghiệm với SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ đầu bằng phương pháp PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên với vi rút SARS-CoV-2 kể từ khi nhập cảnh.
Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì được phép ra khỏi nơi lưu trú và nếu kết quả dương tính thì phải báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Biển Nha Trang chuẩn bị đón khách sau một thời gian dài im ắng do ảnh hưởng của đại dịch covid-19
Biển Nha Trang chuẩn bị đón khách sau một thời gian dài im ắng do ảnh hưởng của đại dịch covid-19 

Đối với trẻ em dưới 02 tuổi không bắt buộc phải xét nghiệm SARS-CoV-2, chưa được tiêm phòng vắc xin COVID-19 hoặc chưa từng nhiễm SARS-CoV-2 đều được nhập cảnh, tham gia các hoạt động ngoài nơi lưu trú cùng bố, mẹ, người thân.

Đó là những quy định mới, thông thoáng và tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch muốn đến Việt Nam.

Một vấn đề mà khách du lịch rất quan tâm đó là chính sách thị thực cho khách nhập cảnh Việt Nam. Vấn đề này được áp dụng ra sao thưa ông?

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 32/NQ-CP ngày 15/3/2022 về miễn thị thực cho công dân 11 nước châu Âu và Nhật Bản, Hàn Quốc. Đó là Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Italia, Vương quốc Tây Ban Nha, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Liên bang Nga, Nhật Bản, Đại Hàn Dân Quốc, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Thụy Điển, Vương quốc Na Uy, Cộng hòa Phần Lan và Cộng hòa Belarus khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

"Tôi tuyên bố chúng ta không chỉ mở cửa du lịch mà còn mở cửa giao lưu, giao thương quốc tế từ 15/3 như trước dịch Covid-19, với tinh thần không phân biệt khách quốc tế với người Việt trên phương diện chống dịch" Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói tại cuộc gặp về mở cửa du lịch của Bộ VHTTDL cùng Bộ Ngoại giao ngày 15/3/2022.

Chính sách miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam cho công dân các nước nêu trên được thực hiện trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày 15/3/2022 đến hết ngày 14/3/2025 và sẽ được xem xét gia hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Được biết, đến nay chưa có nhiều quốc gia công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng của Việt Nam, điều này đang là một trở ngại lớn cho người Việt Nam đi du lịch, thăm thân ở nước ngoài. Vậy ngành du lịch gỡ khó như thế nào, thưa ông?

Về việc công nhận giấy chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc giấy chứng nhận đã khỏi bệnh COVID-19 (hộ chiếu vaccine), Phó Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao khẩn trương trao đổi với các đối tác để đẩy nhanh việc công nhận hộ chiếu vaccine.

Trong thời gian vừa qua, Bộ Ngoại giao đã tích cực triển khai nhiệm vụ trên và tính đến ngày 4/3, hộ chiếu vaccine Việt Nam đã được 15 quốc gia công nhận và nhiều nước khác đang xem xét tích cực.

Thời gian tới, chúng ta sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia và điểm đến trên toàn cầu. Ông có thể chia sẻ về công tác chuẩn bị xúc tiến quảng bá và thu hút thị trường khách của Việt Nam?

Để tăng cường truyền thông mở cửa đón khách, Tổng cục Du lịch có kế hoạch tăng cường chiến dịch truyền thông, quảng bá với chủ đề: “Live fully in Vietnam” - “Trải nghiệm trọn vẹn ở Việt Nam”.

Chiến dịch được xây dựng với nội dung đa dạng - video clip quảng bá, các hình ảnh, bài viết, hình họa, có hiệu ứng lan tỏa tốt trên các nền tảng truyền thông số. Các thị trường mục tiêu trong thời gian tới bao gồm Đông Nam Á, Đông Bắc Á, châu Âu, Úc… Trong đó ưu tiên những nước có chính sách công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau với Việt Nam, các nước được miễn thị thực.

Sản phẩm chủ đạo được ngành du lịch tăng cường phát triển để phù hợp với thị hiếu khách du lịch hậu COVID-19 gồm du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch tham quan di sản, du lịch sinh thái, du lịch MICE và các loại hình du lịch gắn với ẩm thực.

Đồng thời, tiến hành truyền thông, quảng bá trên các kênh truyền thông quốc tế lớn: CNN, CNBC…triển khai các hoạt động marketing số, website www.vietnam.travel, các trang mạng xã hội của tổng cục Du lịch; phối hợp với hệ thống cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài truyền thông các thông tin, hướng dẫn và tạo điều kiện cho khách quốc tế đi du lịch Việt Nam.

Trong thời gian tới, ngành du lịch tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá trực tiếp, bao gồm: Tham gia các hội chợ du lịch lớn trên thế giới, tổ chức các chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam ở nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, châu Âu, Úc…); tổ chức một số đoàn FAM cho các cơ quan truyền thông, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam khảo sát.

Trân trọng cám ơn ông!

Xem thêm

Đà Nẵng ưu tiên làm mới sản phẩm du lịch

Đà Nẵng ưu tiên làm mới sản phẩm du lịch

Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Phước Sơn khẳng định, Đà Nẵng sẽ ưu tiên và chú trọng đẩy mạnh phát triển du lịch, trong đó sẽ tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của các dự án du lịch động lực, trọng điểm để giúp du lịch phục hồi, tăng tốc.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…