“Rất có thể câu trả lời của nhiều người là tiền bạc và châu báu”. Nhưng với người Do Thái đó là đáp án sai vì những vật quý đó sẽ càng khiến kẻ thù tối mắt và tiêu diệt họ… Câu trả lời đúng nhất là “ý thức và sự giáo dục”. Đấy mới chính là báu vật vĩnh cửu của con người. Mới nghe qua thì tưởng như có gì đó mâu thuẫn trong cái cách trọng tiền bạc “coi đồng tiền là Thượng đế thứ hai” của người Do Thái, nhưng ngẫm lại thì hiểu ngay ra rằng “tiền kiếm được bằng sức sáng tạo, bằng trí tuệ và bằng những giải pháp độc đáo để thể hiện sự thông minh đáng tự hào”. Và trí tuệ - đó mới là báu vật sản sinh ra tiền bạc.
Nhà đầu tư thông minh
Một nhà hiền triết xưa có câu “Không một con dê nào không có râu, không một người Do Thái nào không có của để dành. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu chúng ta biết người Do Thái đã dùng tiếng leng keng của những đồng tiền chạm nhau để chào mừng đứa bé ra đời vì họ xem công cuộc kiếm tiền là mục tiêu tối hậu của con người và ước vọng của các bậc cha mẹ rất đơn giản “Tôi muốn con tôi trở nên giàu có”.
"Sẽ có những câu chuyện đầy sức thuyết phục, những cái cách mà dân tộc Do Thái đã làm để tăng “túi tiền” của mình một cách thông minh đầy “chất Do Thái” cũng có phần nào đó giống như quan niệm của thương gia Việt Nam xưa “tiền trong nhà là tiền chửa, tiền ra ngoài cửa là tiền đẻ”.
Ngoài vấn đề tiền, nói đến người Do Thái là người ta nghĩ ngay đến vai trò nguồn vốn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế. Người Do Thái cho rằng những tố chất để trở thành một nhà đầu tư thông minh gồm:
Trau dồi kiến thức, học hỏi mọi nơi mọi lúc:
Người Do Thái coi trọng việc học hỏi không ngừng, học không giới hạn. Việc dành thời gian vào học là ưu tiên hàng đầu. Luôn không hài lòng với vốn kiến thức đang có, nếu cho rằng kiến thức có thể đếm được thì con người sẽ không bao giờ tiến bộ. Sách vở mang lại kiến thức cũng như thực tế. Vì thế mà tập trung vào bồi dưỡng kiến thức, đọc sách báo, học hỏi từ người xưa, từ người bên cạnh.
Học tập là nghĩa vụ của mỗi người, sinh mệnh có thể chấm dứt nhưng học tập thì không bao giờ. Bố mẹ luôn khuyên con cái học hỏi những gì chưa biết, luôn đặt câu hỏi và tự tìm câu trả lời ở xung quanh. Thậm chí khuyến khích học dù ở bất cứ độ tuổi nào. Người Do Thái vẫn nghĩ kiến thức là một kho tàng thiên nhiên nếu biết cách thì khai thác hoài vẫn không hết.
Theo thống kê dân tộc Do Thái chỉ chiếm 0.1% so với loài người nhưng có hơn 17% những nhà khoa học hàng đầu xuất thân từ nguồn gốc Do Thái. Sự thông minh cùng với trí tuệ thông thái đã tạo ra nền văn minh Do Thái mà không có dân tộc nào sánh được cho đến nay. Người Do Thái luôn được gắn với phẩm chất về chất xám và trí tuệ. Những thành công mà người Do Thái đạt được không chỉ do tri thức mà họ cần phải có trí tuệ. Người xưa thường ví người Do Thái là những “chú quạ thông minh” điều này cũng tương đồng với vóc dáng của họ, thật sự họ rất tinh ranh và khôn ngoan trong tất cả lĩnh vực, đơn giản họ biết và hiểu rõ quy luật của đồng tiền và sử dụng nó như là một nô lệ phục vụ mình. Vận động liên tục bằng đầu óc thì trí tuệ tăng dần và không ai có thể cưỡng được vì “trí tuệ” là kho báu tiềm ẩn ở bên trong con người.
Chiến lược đầu tư rõ ràng, kiên nhẫn thực hiện:
Mỗi nhà đầu tư khác nhau đều dùng những phương pháp khác nhau để kiếm tiền, có rất nhiều con đường để có thể thành công và không một ai có thể tự tin rằng chiến lược đầu tư của mình tốt hơn người khác. Bởi vậy, người Do Thái đã tìm ra phong cách riêng cho mình, gắn bó với nó và kiên nhẫn thực hiện nó.
Coi thời gian là tiền bạc:
Thời gian là thứ mất đi sẽ không bao giờ tìm lại được, người Do Thái hiểu rõ điều này và họ luôn tôn trọng nó. Nếu bạn kinh doanh với họ, bạn sẽ thấy điều đó. Từng phút, từng giây trong cuộc sống được sử dụng một cách hợp lý. Họ chúa ghét những người không xem trọng thời gian, dùng thời gian làm những việc vô bổ.
Đó là những cuộc hẹn không báo trước, là làm việc chậm chạp, thiếu khoa học sẽ bị coi là “đánh cắp thời gian của người khác”. Sự kính trọng thời gian của mình đã làm cho họ trở thành những nhà kinh doanh giữ chữ tín, tuân thủ nguyên tắc. Bởi vì người Do Thái xem thời gian như sinh mệnh và sử dụng nó như là ngày cuối cùng của mình.
Độc lập trong tư duy và chủ động quyết định:
Người Do Thái tin mỗi con người đều có sự che chở của Chúa trên cao, Chúa sẽ đưa đường dẫn lối cho họ. Nhưng nếu không tự mình đứng lên thì chẳng có ai giúp đỡ. Mỗi người cần khẳng định năng lực bản thân và phát huy triệt để nó. Sự yêu thương bản thân, tôn trọng bản thân bằng cách làm việc miệt mài tạo ra những giá trị cho mình và xã hội. Người Do Thái rất công bằng trong công việc. “Làm được chơi được”. Họ sử dụng kết quả công việc để tự thưởng cho bản thân.
Ghét giả dối và sự lừa lọc:
Người Do Thái tin rằng mình làm việc gì, đúng hay sai đều có Chúa trên cao soi sáng. Vì thế họ ghét những ai vì lợi ích cá nhân mà lừa lọc, đưa thông tin không chính xác. Họ lắng nghe một cách cởi mở để thu thập thông tin, tìm hiểu đối phương đang muốn gì để điều chỉnh cho phù hợp.
Sẵn sàng học từ sai lầm trong quá khứ:
Bạn sai nhưng không chắc bạn nhìn ra lỗi, với người Do Thái sai lầm chỉ là bước đệm để rút ngắn khoảng cách đến thành công. Đôi khi người ta thường lảng tránh và quên đi những lỗi lầm trong quá khứ. Nên nhìn thẳng vào vấn đề trung thực vẫn làm điều đúng khi không có ai nhìn. Có nhiều tỷ phú Do Thái, con đường kinh doanh của họ đâu phải trải đầy hoa hồng, cho dù những vết cắt từ gai nhọn có đau đớn bao nhiêu thì họ cũng sẽ vượt qua. Cái đích thành công là điểm đến cuối cùng.
Yêu tiền như yêu chính bản thân mình:
Trong Kinh Talmud có rất nhiều câu châm ngôn về tiền bạc “Kinh thánh phát ra ánh sáng, tiền bạc phát ra sự yên vui.”. “Con người sống được nhờ trái tim nhưng trái tim sống được nhờ đồng tiền”… Sở dĩ Chúa chọn người Do Thái vì Ngài tin rằng chỉ có họ mới mang đến những lễ vật hậu hĩnh. Mà lễ vật ấy cũng là dùng tiền mới có được. Đồng tiền không phải là mục đích sống, nhưng là phương tiện để mang lại giá trị cuộc sống, thứ mà tất cả mọi người đều mong muốn.
Những “ông vua” Do Thái trong lĩnh vực kinh tế
Trong cuốn sách “Bí mật người Do Thái dạy con” bạn sẽ được học từ những bậc tiền bối Do Thái đi trước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Ai cũng biết những thế lực tài chính mạnh nhất nước Mỹ đều do người Do Thái nắm giữ. Người thứ nhất là Ben Bernanke, người từng nắm giữ Cục Dự trữ liên bang Mỹ. Một lời nói của người đàn ông này phát ra, thị trường tài chính biến động tức khắc.
Những quyết định của ông có thể ảnh hưởng tới túi tiền, công việc và tương lai của bất cứ cá nhân nào trên thế giới. Đây là lí do mà tạp chí TIME đưa ra khi lựa chọn cho Ben Bernanke là nhân vật số một của năm 2009. Người ta nhắc đến ông như nhắc đến chân dung người Do Thái quyền lực nhất thế giới. Ông có 10 lời khuyên thú vị cho sinh viên Đại học Princeton, trong đó có những câu:
“Tôi không nói với các bạn tiền không thành vấn đề, vì dù sao các bạn cũng sẽ không tin tôi đâu. Thực tế tiền bạc đối với rất nhiều người là vấn đề sống còn. Nếu bạn thuộc số ít người may mắn có thể lựa chọn, hãy nhớ rằng tiền là phương tiện chứ không phải là mục đích cuối cùng.
Một quyết định lựa chọn công việc chỉ dựa trên tiền bạc mà không phải là sự say mê hay khát vọng để tạo sự khác biệt là công thức tạo nên bất hạnh.
Không ai thích sự thất bại, nhưng đó là một phần thiết yếu của cuộc sống và quá trình học hỏi. Nếu trang phục của bạn chưa bị bẩn thì ắt hẳn là bạn chưa hề thi đấu.”
Người thứ hai là ông chủ Las Vegas Sands – tỷ phú Sheldon Adelson – thích tiền và mong được tiền thích. Ông từng theo học đại học rồi bỏ giữa chừng. Ông không có bằng cấp, nhưng lại có quá nhiều kinh nghiệm thương trường từ chính cuộc sống. Adelson bước vào nghiệp kinh doanh từ nhiều nghề, bất động sản, tư vấn tài chính, rồi đến kinh doanh sòng bạc.
Ông là người biến Las Vegas từ một thành phố xơ xác giữa sa mạc trở thành trung tâm cho ngành du lịch hội nghị, sự kiện. Ông biến vùng đầm lầy của Macau trở thành một thành phố nghỉ dưỡng phức hợp lớn nhất thế giới và hiện đang phát triển với tốc độ chóng mặt.
Ông đã biến vịnh Marina của Singapore từ khi chưa có đất trở thành một trong những biểu tượng mới của châu Á với con thuyền lơ lửng trên 3 tòa tháp khổng lồ 57 tầng.
"Sự kính trọng thời gian của mình đã làm cho họ trở thành những nhà kinh doanh giữ chữ tín, tuân thủ nguyên tắc. Bởi vì người Do Thái xem thời gian như sinh mệnh và sử dụng nó như là ngày cuối cùng của mình.
Triết lý kinh doanh của ông là “Tạo ra những lĩnh vực kinh doanh mới và luôn làm mọi việc một cách khác biệt, làm những điều chưa ai làm. Triết lý dùng tiền của ông là giúp những người không thể tự giúp mình. Làm tỷ phú không chỉ có sức ép mà còn là trách nhiệm”. Ông may mắn có nhiều tiền và sử dụng đồng tiền đó đúng mục đích là trách nhiệm để đóng góp cho xã hội.
Người thứ ba là ông trùm truyền thông Michael Bloomberg là một trong những người giàu nhất thế giới, tỷ phú quyền lực nhất hành tinh, tỷ phú kinh doanh tri thức hay còn gọi là tỷ phú của học vấn.
Một trong những bí quyết thành công của nhà tỷ phú này chỉ gói gọn trong bốn chữ “B”. Độc lập (Be independent), Sáng tạo (Be innovative), Rộng lượng (Be generous) và Sẵn sàng (Be prepared)
Người thứ tư là vua cổ phiếu George Soros. Cứ mỗi khi ông “động đậy” là cả thị trường tài chính phải chú ý cao độ, bởi ai cũng hiểu, nếu Soros “hắt hơi” ở đâu thì thị trường tài chính nơi đó sẽ có những chuyển biến vô cùng lớn.
George Soros Chính là tấm gương vươn lên từ người bồi bàn trở thành tỷ phú.
Phương trâm của Soros khá đặc biệt trong kinh doanh, việc đúng hay sai không quan trọng, cái quan trọng là nếu đúng sẽ có được bao nhiêu tiền, và nếu sai sẽ mất bao nhiêu tiền. Có nhiều sự kiện chứng minh hùng hồn cho lập luận trên. Khi ông kiếm kiếm 1 tỷ USD trong vòng 1 tuần. Nhắc đến ông chúng ta có thể gọi là kẻ đầu cơ tiền vĩ đại nhất thế kỷ XX.
Mọi người đi bên phải, riêng Soros đi bên trái nhưng lại tỏ ra mình đúng đường. Đó là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế phố Wall trước đây cũng như ngày nay.
Sẽ có những câu chuyện đầy sức thuyết phục, những cái cách mà dân tộc Do Thái đã làm để tăng “túi tiền” của mình một cách thông minh đầy “chất Do Thái” cũng có phần nào đó giống như quan niệm của thương gia Việt Nam xưa “tiền trong nhà là tiền chửa, tiền ra ngoài cửa là tiền đẻ”.
Thông qua cuốn sách này, thêm một lần nữa câu hỏi tại sao chúng ta cần phải giàu sẽ được trả lời. Bởi vì giàu có mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc mang lại tiếng cười, sẽ đẩy lùi được các tệ nạn xã hội, mở rộng tấm lòng chia sẻ trong mỗi con người. Khi bạn giàu bạn mới có điều kiện mang lại hạnh phúc cho mình và cho những người bên cạnh. Nếu bản thân bạn không lo nổi cho mình cơ hội nào bạn dám nghĩ đến người khác?
Thông điệp lớn nhất mà cuốn sách này mang đến chính là: Con người phải vươn lên không chỉ giầu về tiền bạc mà còn phải giàu về nhân nghĩa. Để đạt đến cái đích giàu. Chúng ta phải nỗ lực nhiều lắm và nếu bạn cố gắng hết mình bạn sẽ làm được.