Triển vọng phục hồi nền kinh tế sau vụ "rung chuyển" do bão Yagi

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã tạo ra một “cú sốc” lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, làm gián đoạn các hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm sút tăng trưởng kinh tế và đòi hỏi một nguồn lực lớn để khắc phục…

Bão Yagi gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024
Bão Yagi gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024

Ngân hàng Singapore United Overseas Bank (UOB) dự báo, vào quý 3 và 4 năm nay, nền kinh tế Việt Nam khó duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ như hồi đầu năm nay do sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ bão Yagi.

Cơn bão số 3 (Yagi) được đánh giá là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền, với nhiều đặc điểm chưa từng có tiền lệ, là siêu bão với cường độ rất mạnh (gió giật cấp 17); sức tàn phá rất lớn; thời gian tàn phá trên đất liền và duy trì cường độ bão dài; phạm vi ảnh hưởng rất rộng. Cơn bão đã gây thiệt hại lớn cho nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Chuyên gia UOB nhận định, bão Yagi và thiên tai khắc nghiệt đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam trong quý 3/2024. Đơn vị cũng đưa ra dự báo, ảnh hưởng từ cơn bão sẽ tác động mạnh mẽ đến kinh tế các địa phương phía Bắc vào cuối quý 3 và đầu quý 4 năm nay. Điều này sẽ thể hiện qua việc sản lượng sụt giảm và các cơ sở bị hư hỏng ở nhiều lĩnh vực như sản xuất, nông nghiệp và các dịch vụ. Sự thiệt hại của các doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và các đơn hàng xuất khẩu.

Theo ước tính sơ bộ của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, bão Yagi gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng, sau khi quét qua 26 địa phương, bộ phận chiếm khoảng 41% GDP và 40% dân số đất nước. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dự báo tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương chậm lại. GDP 2024 vì thế có thể giảm 0,15% so với kịch bản không có bão, ước đạt 6,8-7%.

“Mặc dù Việt Nam đã tăng trưởng vượt trội ở mức 6,93% trong quý 2/2024, tốc độ nhanh nhất trong gần 2 năm, nhưng đà tăng trưởng mạnh mẽ này khó có thể tiếp tục trong nửa cuối năm 2024. Sau khi tính đến những yếu tố ảnh hưởng từ bão Yagi, các nỗ lực tái thiết và nền cơ sở cao hơn trong nửa cuối năm 2023, UOB điều chỉnh giảm nhẹ mức dự báo tăng trưởng cho Việt Nam”, UOB dự báo.

Tuy nhiên, một số yếu tố mang tính dài hạn vẫn là điểm tựa vững chắc để nền kinh tế nước ta có đà phục hồi tăng trưởng. Tín hiệu lạc quan đầu tiên đến từ dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam với tốc độ ấn tượng, tăng 8% lên 14,2 tỷ USD tính đến cuối tháng 10. Điều này cho thấy sự tin tưởng mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam. Với triển vọng khả quan, FDI cả năm 2024 dự kiến sẽ vượt mốc 20 tỷ USD lần thứ ba liên tiếp. Đặc biệt, lĩnh vực sản xuất tiếp tục là điểm đến hấp dẫn, chiếm gần 70% tổng vốn đăng ký. Singapore và Nhật Bản vẫn là hai nhà đầu tư lớn nhất, chiếm lần lượt 33% và 12% tổng vốn đăng ký

Cùng với đó, trong bối cảnh doanh nghiệp và người dân gặp nhiều khó khăn sau thiên tai, Ngân hàng Nhà nước được đặt nhiều kỳ vọng sẽ duy trì lãi suất chính sách chủ chốt trong thời gian còn lại của năm 2024, đồng thời chú ý đến rủi ro lạm phát. Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ áp dụng cách tiếp cận hỗ trợ theo trọng tâm hơn để hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thay vì triển khai một công cụ hỗ trợ rộng rãi trên toàn quốc như cắt giảm lãi suất. Mức lãi suất tái cấp vốn trong thời gian tới được dự báo sẽ được Ngân hàng Nhà nước duy ở mức 4,5% trong khi tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và các biện pháp hỗ trợ khác.

Đồng thời, ở thời điểm này VND vẫn đảm bảo mức tăng theo quý lớn nhất kể từ năm 1993, phục hồi 3,2% đạt mức 24.630/USD, đây cũng là xu hướng biến động chung của các đồng tiền trong khu vực. Áp lực bên ngoài từ sức mạnh của đồng USD đang bắt đầu giảm dần khi Fed bắt đầu chu kỳ nới lỏng như kỳ vọng, trong khi các yếu tố nội tại cho thấy sự ổn định hơn nữa của VND.

Cộng hưởng các yếu tố, dự báo, tốc độ tăng trưởng quý 3 sẽ ở mức 5,7% (giảm so với mức 6% trước đó) và đối với quý 4 năm 2024 là hơn 5% (giảm so với mức 5,4%). Tác động của sự sụt giảm nửa cuối năm dự báo tăng trưởng cả năm 2024 có thể hạ xuống còn 5,9% (giảm khoảng 0,1% điểm phần trăm so với dự báo trước đó là 6%). Đây vẫn là sự phục hồi tích cực so với mức tăng trưởng 5% vào năm 2023. Dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2025 được điều chỉnh tăng ~0,2% điểm phần trăm lên 6,6%, phản ánh mức tăng dự kiến ​​để bù đắp cho những khoản sụt giảm trước đó.

Xem thêm

VACOD-HBA “đón sóng” AI, sôi động chuỗi sự kiện lớn tháng 10

VACOD-HBA “đón sóng” AI, sôi động chuỗi sự kiện lớn tháng 10

Chủ trì chương trình “Bữa sáng Doanh nhân” ngày 21/9, TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA đề cập xu thế ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động hiệp hội cũng như lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và công tác chuẩn bị cho chuỗi sự kiện lớn của hai Hiệp hội sắp diễn ra trong tháng 10 tới…

Có thể bạn quan tâm

VACOD-HBA làm việc tại Nga, hứa hẹn cơ hội "đơm hoa kết trái"

VACOD-HBA làm việc tại Nga, hứa hẹn cơ hội "đơm hoa kết trái"

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA khẳng định hai hiệp hội sẽ luôn là cầu nối để kết nối cộng đồng doanh nghiệp Nga và cộng đồng doanh nghiệp hai hiệp hội. Đặc biệt, các doanh nghiệp Nga và doanh nghiệp trong khối BRICS sẽ nhận được những ưu đãi, hỗ trợ tốt nhất từ phía VACOD-HBA...

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn với tỷ lệ tán thành cao

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Đô thị hóa là một xu hướng không thể đảo ngược của xã hội hiện đại, quy hoạch đô thị và nông thôn chính là công cụ quan trọng để giải quyết những thách thức xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân…

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình hội nghị

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sẵn sàng tái khởi động

Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam được tái khởi động nhằm bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ và phát triển bền vững đất nước…