Triển vọng và rủi ro của nhóm "Big 4" ngân hàng 6 tháng cuối năm 2022

Mới đây, các chuyên gia của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã có những đánh về triển vọng cũng như rủi ro của Vietcombank, VietinBank và BIDV nửa cuối năm 2022.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), khả năng hoàn thành tăng vốn của Vietcombank trong năm 2022 là không chắc chắn, trong khi việc nhận chuyển giao ngân hàng cũng không thể dự phóng về lợi ích và điểm rơi thời gian.

Vietcombank tương đối ổn định trước các khó khăn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản nhờ mức độ phơi nhiễm phù hợp. Bên cạnh đó ngân hàng không phân bổ nhiều tín dụng cho các nhà phát triển bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp.

VDSC cho rằng, với mức trích lập thận trọng trong nửa đầu năm, Vietcombank sẽ dễ dàng vượt qua biến động từ việc phân loại lại nợ cơ cấu trong nửa cuối năm. Tăng trưởng bảng cân đối vẫn sẽ tích cực dù hạn mức tăng trưởng tín dụng không chắc chắn. NIM dự kiến đi ngang so với nửa đầu năm ở mức 3,3% dù lãi suất huy động tăng.

Lợi nhuận trước thuế 2022-2023 không bị ảnh hưởng nhiều bởi điều chỉnh dự phóng, duy trì ở mức 36.900 tỷ (tăng 35%) và 41.400 tỷ (tăng 12%), đồng nghĩa lợi nhuận tăng trưởng 41% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm. Chi phí tín dụng sẽ là yếu tố tăng trưởng then chốt còn NIM sẽ đóng góp tích cực.

Tỷ lệ nợ xấu hình thành ròng giảm đều xuống mức không đáng kể (0,2%) trong 6 tháng đầu năm, giảm áp lực trích lập dự phòng và tạo dư địa hoàn nhập vào cuối năm. Dư nợ cơ cấu đã giảm đáng kể từ mức 10.500 tỷ năm 2021 xuống 8.000 tỷ trong Q1/22 và lần lượt 6.500 tỷ vào tháng 4 và 5.000 tỷ vào tháng 5 trước khi đạt 4.000 tỷ vào quý II/2022.

Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 0,6%, trong đó 0,1% là được chuyển nhóm sớm. Đà phục hồi năng lực tài chính của các KH đã cải thiện chất lượng nợ và giúp chi phí tín dụng giảm 9%.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank)

VDSC nhận định, do động lực tăng trưởng chính là cải thiện chi phí rủi ro nên VietinBank ít bị ảnh hưởng bởi sự không chắc chắn trong hạn mức tăng trưởng tín dụng. Giải ngân đầu tư công sẽ là yếu tố hỗ trợ cho sự phục hồi. Do đó, mức tăng trưởng lợi nhuận cao của ngân hàng trong nửa cuối năm là tương đối chắc chắn.

Theo VDSC, tăng trưởng được kỳ vọng đạt 54% trong nửa cuối năm, với mức tăng trưởng trước trích lập là 20%. NIM mở rộng sẽ là yếu tố mang tính hỗ trợ, trong khi tăng trưởng thu nhập phí sẽ tiếp tục cải thiện nhờ doanh số bancassurance. Tăng trưởng tín dụng dự phóng đạt 12%. Diễn biến thực tế có thể có bất ngờ khi ngân hàng đang xin mức tăng trưởng 14-15%.

Ngoài ra, bằng cách đầu tư vào công nghệ, kết hợp với NIM điều chỉnh rủi ro tăng nhờ chi phí huy động vốn giảm mạnh và chi phí tín dụng được kiểm soát, VietinBank có khả năng tăng trưởng bảng cân đối một cách hiệu quả bất chấp áp lực từ nguồn vốn. Tăng trưởng thanh toán và thu hồi nợ sắp tới sẽ góp phần tạo ra khả năng sinh lợi tốt hơn thông qua tăng trưởng thu nhập ngoài lãi.

Tuy nhiên về rủi ro, VDSC cho rằng rủi ro giảm giá bao gồm sự phục hồi kinh tế không chắc chắn và các gói cho vay ưu đãi. Rủi ro tăng giá bao gồm hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn dự kiến.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Chuyên gia VDSC kỳ vọng BIDV thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận lên 79% so với cùng kỳ trong nửa sau năm 2022, trước khi bình thường hóa về mức 14% năm 2023 với điểm mấu chốt vẫn là chi phí tín dụng.

Với các khoản dự phòng chưa hoàn nhập lớn đối với nợ cơ cấu, BIDV sẽ có một vùng đệm tăng trưởng vững chắc có thể gây bất ngờ trong trường hợp khách hàng phục hồi tốt (đặc biệt là các doanh nghiệp lớn), tỷ lệ chuyển nhóm thấp ở nợ cơ cấu và hạ cánh mềm của kinh tế toàn cầu. Trong ngắn hạn, BIDV chưa có ý định hoàn nhập dự phòng.

Tăng trưởng tổng thu nhập được dự báo là 18% trong nửa cuối năm và 9% năm 2023, chủ yếu do tăng trưởng tín dụng và NIM ổn định trong khi thu nhập phí vẫn tiêu cực trong 6 tháng cuối năm (giảm 18% so với cùng kỳ).

VDSC cho rằng, kế hoạch tăng vốn gặp khó khăn từ đà điều chỉnh và các quy định của thị trường chứng khoán. Dù còn nhiều sự không chắc chắn, việc tăng vốn sẽ giúp ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng doanh thu thông qua khả năng mở rộng bảng cân đối bền vững hơn. Nó sẽ hoạt động như một chất xúc tác mạnh mẽ hỗ trợ giá cổ phiếu khi tăng trưởng bình thường hóa vào năm 2023.

Chất lượng tài sản BIDV từng bước được cải thiện sau khi xử lý trái phiếu VAMC. Tỷ lệ hình thành nợ xấu giảm từ nền cao xuống mức hiệu quả hơn, hỗ trợ NIM sau điều chỉnh rủi ro.

Cùng với đó, khả năng sinh lời và hiệu quả tổng thể sẽ được củng cố cũng như sức khỏe bảng cân đối nhờ vào tiềm năng tăng vốn, từ đó mang lại khả năng mở rộng tốt cho ngân hàng.

Xem thêm

Đề xuất mở rộng nhà ga sân bay Côn Đảo

Đề xuất mở rộng nhà ga sân bay Côn Đảo

ACV vừa báo cáo Bộ GTVT phương án, kế hoạch đầu tư mở rộng nhà ga hành khách và sân đỗ máy bay tại sân bay Côn Đảo. Đây là hạng mục do ACV quản lý khai thác nên có trách nhiệm đầu tư, nằm trong tổng thể Dự án Cải tạo, nâng cấp sân bay Côn Đảo đang được Bộ GTVT triển khai thủ tục.

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...