Triệu tập 5 người xác minh dấu hiệu bất thường về điểm thi ở Hòa Bình

Mặc dù trước đó Bộ GD-ĐT đã chấm thẩm định nhưng không phát hiện ra sai phạm, nhưng hôm qua cơ quan chức năng xác nhận có dấu hiệu bất thường khi chấm thi trắc nghiệm kì thi THPT quốc gia 2018 tại Hòa
Triệu tập 5 người xác minh dấu hiệu bất thường về điểm thi ở Hòa Bình

Chiều 2/8, ông Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình xác nhận có dấu hiệu bất thường khi chấm thi trắc nghiệm kì thi THPT quốc gia 2018 tại Hòa Bình. Hiện, 5 cán bộ chấm thi trắc nghiệm đã được công an triệu tập làm rõ một số điểm không logic trong chấm thi THPT quốc gia.

Cụ thể, “vấn đề” cần báo cáo ở đây là sự “bất logic” trong thời gian chấm thi trắc nghiệm, và máy tính được sử dụng để chấm thi trắc nghiệm và đã báo cáo với Trưởng Ban Chỉ đạo thi của tỉnh và hiện Công an tỉnh Hòa Bình đang xác minh làm rõ.

Trước đó, nghi vấn điểm thi bất thường ở Hòa Bình được đặt ra khi số thí sinh đạt điểm Toán từ 9 trở lên là 27 em, chiếm 4,7% cả nước. Trong khi, với đề thi Toán năm 2017 được đánh giá dễ hơn rất nhiều, cả tỉnh chỉ có 100 em đạt 9 điểm trở lên, chiếm 0,46% cả nước.

Nếu xét điểm thi theo khối chính (A00, A01, B00, C00, C03, D01), trong 324 thí sinh cả nước được tổng điểm 27 thì Hà Giang có 67, Sơn La 26, Hòa Bình 22 em.

Ở tổ hợp C03 (Toán, Ngữ văn, Lịch sử), cả nước có 10 thí sinh được 27 điểm trở lên, Hòa Bình có 2 thí sinh.

Trước những nghi ngờ này, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hòa Bình cho rằng, điểm thi THPT tại Hòa Bình chính xác, khách quan, không có bất kỳ sự can thiệp nào vào bài thi của thí sinh. Nếu cần thiết, Bộ GD&ĐT có thể về Hòa Bình rà soát, chấm thẩm định.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.