Trình Quốc hội phê chuẩn ông Nguyễn Mạnh Hùng làm Bộ trưởng Bộ TTTT

Theo dự kiến, sáng nay 24/10, Quốc hội sẽ bỏ phiếu kín để thông qua việc phê chuẩn bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông đối với ông Nguyễn Mạnh Hùng.
Trình Quốc hội phê chuẩn ông Nguyễn Mạnh Hùng làm Bộ trưởng Bộ TTTT

Chiều 23/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày tờ trình về phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông đối với ông Nguyễn Mạnh Hùng.

Sau khi Thủ tướng trình bày tờ trình, Quốc hội thảo luận ở đoàn về phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông.

Trước đó, ngày 25/7, Thủ tướng đã ký quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông cho ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).

Ngày 27/7, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã chính thức nhận quyết định phân công của Bộ Chính trị, giữ quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Thông tin  Truyền thông kiêm Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.