Trình Thủ tướng quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Hoà Bình – Mộc Châu

Một trong số nội dung điều chỉnh tại dự án cao tốc Hoà Bình – Mộc Châu là điều chỉnh loại hợp đồng dự án từ loại hợp đồng hỗn hợp (kết hợp BOT và BT) sang loại hợp đồng BOT có sự tham gia của vốn Nhà nước trong dự án.
Trình Thủ tướng quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Hoà Bình – Mộc Châu

Mới đây, tỉnh Sơn La đã có buổi làm việc với Văn phòng Chính phủ; đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Giao thông vận tải về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu theo hình thức đối tác công tư.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đánh giá cao sự chủ động và quyết liệt của tỉnh Sơn La trong việc triển khai quyết định 579/QD-TTg ngày 17/05/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án; tinh thần trách nhiệm của tỉnh trong việc đề xuất điều chỉnh chủ trương dự án.

Trên cơ sở các Tờ trình số 157/TTr-UBND ngày 27/7/2020 và số 259/TTr-UBND ngày 22/12/2020 của UBND tỉnh Sơn La; báo cáo thẩm định số 7455/BC-BKHĐT ngày 10/11/2020 của Bộ KHĐT. Các Bộ ngành tham gia buổi làm việc đã thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cao tốc Hoà Bình – Mộc Châu, phù hợp với quy định của Luật PPP có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

Theo đó, bước này là tiền đề để tỉnh Sơn La triển khai các bước tiếp theo của dự án, sớm đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân các dân tộc vùng Tây Bắc.

Theo tờ trình số 259/TTr-UBND ngày 22/12/2020 của UBND tỉnh Sơn La phạm vi điều chỉnh gồm 5 nội dung sau:

Thứ nhất, về phạm vi quy mô dự án: Điều chỉnh điểm đầu tuyến cho phù hợp với quy hoạch phát triển thành phố Hoà Bình. Hướng tuyến đoạn vượt qua lòng hồ Sông Đà lần thứ hai theo phương án chuyển từ khu vực gần Hang Miếng, xã Quang Minh, huyện Vân Hồ xuống phía hạ lưu thuộc địa phận xã Tân Thành, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, Mục tiêu đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định, do hướng tuyến bước Chủ trương đầu tư có độ dốc quá lớn, địa hình, địa chất quá phức tạp.

Về quy mô đầu tư, bề rộng nền đường giai đoạn I là 13,5m (trong đó quy mô các cầu đặc biệt không điều chỉnh). Bề rộng nền đường giai đoạn hoàn thiện là 22m, giữ nguyên theo Quyết định số 579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, về mức đầu tư, sau điều chỉnh khoảng 21.577 tỷ đồng, giảm 717 tỷ đồng so với Quyết định số 579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ ba, hình thức đầu tư, điều chỉnh loại hợp đồng dự án từ loại hợp đồng hỗn hợp (kết hợp BOT và BT) sang loại hợp đồng BOT có sự tham gia của vốn Nhà nước trong dự án để phù hợp với quy định của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP và đảm bảo tính khả thi.

Thứ tư, về cơ cấu nguồn vốn, trong số tổng vốn đầu tư khoảng 21.577 tỷ đồng, Nhà đầu tư huy động khoảng 11.627 tỷ đồng (chiếm 54%), hoàn vốn bằng thu phí kín trên toàn tuyến. Phần vốn nhà nước tham gia dự án khoảng 9.950 tỷ đồng, tăng 4.950 tỷ đồng so với Quyết định 579 của Thủ tướng Chính phủ

Thứ 5, tiến độ dự án, giai đoạn I thời gian triển khai thực hiện dự án từ năm 2021 - 2026 (đến khi công trình đưa vào khai thác sử dụng). Thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn dự án khoảng 25 năm (tính từ khi hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng). Giai đoạn hoàn thiện, thực hiện đầu tư sau năm 2035.

UBND tỉnh Sơn La đánh giá, sau khi hoàn thành đồng bộ tuyến đường vào năm 2026, tuyến cao tốc này sẽ kết nối mạng lưới giao thông đối ngoại của tỉnh Sơn La với Hòa Bình và với Thủ đô Hà Nội. Tạo nên tuyến trục cao tốc kết nối vùng Tây Bắc với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, kết nối đến cửa khẩu biên giới Đông Bắc và cảng biển quốc tế Lạch Huyện.

Đồng thời, giảm tải cho tuyến quốc lộ 6 đoạn Hòa Bình - Sơn La, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH các địa phương thuộc 2 tỉnh, tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của các địa phương.

Khi đi tuyến cao tốc Hoà Bình – Mộc Châu đi vào hoạt động, sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa 2 địa phương từ 2 giờ như hiện này còn khoảng 1 giờ đồng hồ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…