Trong 7 tháng, FPT báo lãi 1.086 tỷ đồng tăng trưởng 19%

Doanh thu hợp nhất của FPT đạt 23.587 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 102% kế hoạch lũy kế 7 tháng. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.686 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ, tương đương 102% kế
Trong 7 tháng, FPT báo lãi 1.086 tỷ đồng tăng trưởng 19%

Công ty Cổ phần FPT (mã CK: FPT) công bố kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm 2017.

Theo đó, FPT ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 23.587 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 102% kế hoạch lũy kế 7 tháng.

Lợi nhuận trước thuế đạt 1.686 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ, tương đương 102% kế hoạch lũy kế. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.426 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.086 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.

Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) sau 7 tháng đạt 2.050 đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 7 tháng qua, tập đoàn FPT gặt hái tới 75% lợi nhuận chủ yếu từ hai lĩnh vực cốt lõi là Công nghệ và Viễn thông, lần lượt tăng trưởng 39% và 16% lợi nhuận trước thuế so với cùng kỳ năm trước. Sau 7 tháng, thị trường nước ngoài của FPT ghi nhận doanh thu đạt 3.649 tỷ đồng, tăng 16%; lợi nhuận trước thuế đạt 533 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.

Khối Phân phối - Bán lẻ hoàn thành 101% kế hoạch về doanh thu và 103% kế hoạch LNTT lũy kế 7 tháng. Đặc biệt, mảng Bán lẻ do FPT Retail đạt doanh thu 7.147 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2016, lãi trước thuế đạt 165 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ.

Với 438 cửa hàng trên toàn quốc, nhẩm tính mỗi ngày FPT Shop đã thu về hơn 35 tỷ đồng mỗi ngày, cao hơn con số 27 tỷ đồng/ngày của cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán hàng trực tuyến của FPT Retail đạt 1.154 tỷ đồng, tăng 109% so với cùng kỳ, chiếm 16,1% tổng doanh thu 7 tháng đầu năm của FPT Retail (năm 2016 đóng góp 8,5% tổng doanh thu của FPT Retail, năm 2015 là 7,3%).

Thông tin đáng chú ý là ngày 11/8, FPT đã hoàn tất việc chuyển nhượng 6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 30% vốn điều lệ tại FPT Retail cho các quỹ được quản lý bởi hoặc liên kết với Dragon Capital và VinaCapital. Giá trị thương vụ này hiện chưa được tiết lộ. Sau giao dịch này, FPT giảm tỷ lệ sở hữu tại FPT Retail từ 85% xuống còn 55%.

Còn quỹ Vietnam Opportunity Fund (VOF), một quỹ đóng do Tập đoàn VinaCapital quản lý và niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán London công bố đã đầu tư 11 triệu USD, tương đương 250 tỷ đồng vào FPT Retail. Hiện, chưa rõ quỹ này đã mua bao nhiêu cổ phiếu FPT Retail.

Năm 2017, FPT Retail đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu 27,5% và lợi nhuận tăng 40% thông qua đẩy mạnh doanh thu trên mỗi cửa hàng, tiếp tục mở rộng quy mô chuỗi bán lẻ. Trong giai đoạn 2016-2019, FPT phấn đấu tăng trưởng bình quân năm (CAGR) về doanh thu là 25% và lợi nhuận trước thuế là 35%.

>> Sẽ không có lợi nhuận đột biến từ thoái vốn khỏi FPT Shop trong quý 3?

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...