Trong năm nay Việt Nam sẽ ký Hiệp định thương mại tự do với Israel

Ngoài dự kiến sẽ Hiệp định thương mại tự do với Israel (FTA), Bộ Công Thương sẽ khởi động đàm phán FTA với UAE để mở ra cơ hội hợp tác cho khu vực Trung Đông...

Ngoài những kế hoạch trên, trong năm nay Bộ Công Thương cũng sẽ tập trung tổng kết kinh nghiệm của các nước tận dụng các Hiệp định thương mại tự do mới (FTAs) để đưa ra các kiến nghị cần thiết cho doanh nghiệp Việt Nam.

Mới đây, tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu 2023, ngày 3/2, đánh giá về dự báo tình hình khu vực và thế giới năm 2023, bà Lê Hoàng Oanh - Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi thông tin, năm 2022 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khu vực châu Á – châu Phi đạt kết quả đáng khích lệ ở mức 500 tỷ USD, chiếm gần 68% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới, đóng góp quan trọng vào thành tích xuất nhập khẩu của cả nước.

Trong năm nay sẽ Hiệp định thương mại tự do với Isarael
Trong năm nay sẽ Hiệp định thương mại tự do với Isarael

Theo bà Oanh, để thúc đẩy xuất khẩu sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi năm 2023, Bộ Công Thương sẽ tập trung vào hai giải pháp chính. Đầu tiên là phải giữ vững xuất khẩu như đang có. Muốn vậy, phải đảm bảo yêu cầu chất lượng của hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu theo nhu cầu thị trường, không phải chỉ xuất khẩu những gì mình có.

Muốn giữ vững xuất khẩu như hiện có, đảm bảo “đầu vào cho xuất khẩu” cũng đóng vai trò then chốt. Đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc đối với các nguyên liệu dệt may; nguyên liệu cho ngành chế biến thuỷ sản từ Nam Á, Đông Nam Á; nguyên liệu khoáng sản từ một số nước châu Đại dương và châu Phi… Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất cần đa dạng ở các thị trường, tránh phụ thuộc vào một hay một số thị trường nhất định, bà Oanh nói.

Vẫn theo bà Oanh, cùng với yếu tố chất lượng hàng hoá, yếu tố quan trọng nữa là đảm bảo hàng hoá xuất khẩu được thông suốt: thủ tục xuất khẩu thông thoáng, thuận lợi về logistics, nắm vững, cập nhật chính sách nhập khẩu của nước sở tại.

Giải pháp thứ hai là đẩy mạnh xuất khẩu sang một số thị trường như Trung Quốc, Nam Á, châu Phi,… Tại thị trường châu Phi, Vụ và đặc biệt là Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm đến thị trường Nam Phi. Quan hệ với Nam Phi, không chỉ có xuất khẩu mà là nơi cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước, bà Oanh thông tin.

Giải pháp cuối cùng được bà Oanh đưa ra là tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường đã ký FTA như thị trường Hàn Quốc để đạt mốc 100 tỷ USD vào năm 2023 như lãnh đạo cấp cấp cao hai nước đề ra.

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, bà Oanh cho biết trong năm Bộ Công thương sẽ thúc đẩy để tiến tới ký kết các FTA như đã nêu ở trên.

Xem thêm

Xuất khẩu da giày 2023: Kỳ vọng khu vực FTA

Xuất khẩu da giày 2023: Kỳ vọng khu vực FTA

Trong bối cảnh các đơn hàng sụt giảm từ cuối năm 2022, sản phẩm da giày, túi xách đã tiến mạnh sang các thị trường có Hiệp định thương mại tự do (FTA) để tăng tận dụng ưu đãi thuế quan.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...