Trump vs Clinton: Đồng thuận và dị biệt

Cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ hiện đang ở giai đoạn nước rút...
Trump vs Clinton: Đồng thuận và dị biệt

Cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ hiện đang ở giai đoạn nước rút. Sau cuộc tranh luận trực tiếp lần 2 trên truyền hình giữa hai ứng cử viên tổng thống Donald Trump của Đảng Cộng hoà và Hillary Clinton của Đảng Dân chủ, cuộc vận động tranh cử không còn tập trung xoáy vào nội dung cương lĩnh tranh cử nữa mà biến thành cuộc chiến bôi bẩn và thoá mạ, xoi mói bê bối và tai tiếng lẫn nhau.

Vì thế, cuộc vận động tranh cử không còn là nơi ganh đua cương lĩnh tranh cử để chứng tỏ ai hơn hai về khả năng và mức độ sẵn sàng lãnh đạo nước Mỹ, mà trở thành nơi dìm nhau xuống theo kiểu "người như thế không xứng đáng được bầu làm tổng thống Mỹ". Điều hiện có thể chắc chắn được là một trong hai người đó sẽ trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ và sẽ quyết định số phận của nước Mỹ trong ít nhất 4 năm tới. Về kinh tế, cương lĩnh tranh cử của hai ứng cử viên tổng thống này đương nhiên khác nhau, nhưng cũng không phải hoàn toàn khác nhau. 

Cả ông Trump và bà Hillary đều tuyên cáo ý định về những chương trình tài chính lớn cho kích cầu phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, có nhiều dự án về phát triển cơ sở hạ tầng

Sự khác biệt cơ bản nhất giữa hai người này là về vai trò của nhà nước và doanh nhân đối với nền kinh tế. Donald Trump cho rằng nhà nước chỉ cản trở kinh tế phát triển và kinh doanh của doanh nhân. Sự can thiệp của nhà nước vài hoạt động kinh tế thông qua thuế và các quy định điều tiết bị ông Trump coi là cản trở chính cho phát triển kinh tế của đấy nước và hoạt động kinh doanh của doanh nhân.

Vì thế, ông Trump chủ trương giảm vai trò của nhà nước như có thể được, huỷ bỏ hàng loạt những quy định của nhà nước áp đặt cho giới doanh nghiệp và tạo thuận lợi về thuế. Giảm thuế chứ không tăng và với mức độ mạnh mẽ đến mức ông Trump gọi đó là "cuộc cách mạng thuế lớn nhất kể từ thời Ronald Reagan".

Bà Clinton lại có quan điểm khác. Theo bà Clinton, nhà nước vẫn phải đảm trách những vai trò nhất định để đảm bảo sự công bằng xã hội cho những người bị thua thiệt trong xã hội và vì thế nhà nước cần phải có tiền. Vì thế, bà Clinton chủ định tăng thuế nhằm vào người giàu và người có thu nhập cao. Hai ứng cử viên này không khác nhau gì nhiều về phương diện thúc đẩy phát triển kinh tế. Họ đều tuyên cáo ý định về những chương trình tài chính lớn cho kích cầu phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, có nhiều dự án về phát triển cơ sở hạ tầng. Đầu tư của nhà nước vào phát triển cơ sở hạ tầng vốn là bản sắc đường lối kinh tế của các đảng Dân chủ trên thế giới, trong đó có đảng của bà Clinton. Vì thế, việc ông Trump thuộc Đảng Cộng hoà mà cũng chủ ý như thế là điều rất đáng được chú ý.

Ông Trump và bà Clinton gặp nhau ở sự phản đối những thoả thuận về mậu dịch tự do giữa nước Mỹ với các đối tác khác trên thế giới. Họ vẫn chủ trương thúc đẩy trao đổi thương mại giữa Mỹ với các đối tác bên ngoài, tức là không bế quan toả cảng nước Mỹ, nhưng không tán thành hai dự án lớn nhất về phương diện này mà người tiền nhiệm của họ trong trường hợp họ đắc cử là Barack Obama kiên trì theo đuổi trong hai nhiệm kỳ tổng thống ở Mỹ. Một là thoả thuận đã ký kết về Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Mỹ với 12 đối tác khác. Hai là thoả thuận về Quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương về thương mại và đầu tư (TTIP) mà Mỹ đang tiếp tục đàm phán với EU. Cả hai đều đã tuyên bố không phê chuẩn TPP mà tiến hành đàm phán lại TPP và cả TTIP.

Cả hai đều có mục đích dân tuý với quan điểm này. Cử tri Mỹ rất thích nghe các ứng cử viên cam kết bảo về chỗ làm việc ở nước Mỹ trước sự cạnh tranh của bên ngoài mà việc tự do hoá mậu dịch như TPP hay TTIP đưa lại. Họ cũng rất thích tổng thống mới của họ cam kết lương lao động ở Mỹ được tăng mà công ăn việc làm của họ không hề bị ảnh hưởng gì bởi lương lao động thấp hơn ở nước ngoài. Sự khác biệt giữa ông Trump và bà Clinton ở khía cạnh này là mức độ tăng lương lao động tối thiếu mà họ dự định khác nhau và ông Trump chủ trương không để cho chính phủ mà để cho giới doanh nhân đứng ra đàm phán với chính phủ các nước khác về thoả thuận mậu dịch tự do.

Ông Trump thậm chí còn muốn huỷ luôn cả thoả thuận về khu vực mậu dịch tự do mà Mỹ đã ký kết và thực hiện với Canada và Mexico từ thời người chồng của bà Clinton làm tổng thống ở Mỹ. Hai người này không khác biệt quan điểm gì trong việc đối phó với hàng xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc và với việc Trung Quốc tiếp tục sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái tiền tệ mà họ cho rằng gây tổn hại cho kinh tế Mỹ. Trong vấn đề năng lượng và khí hậu, quan điểm của ông Trump và bà Clinton khác biệt nhau rất cơ bản. Bà Clinton coi "năng lượng sạch" là một trong những thành tố chính của chính sách kinh tế. Bà Clinton tiếp nối chính sách năng lượng và khí hậu của ông Obama, cam kết đầu tư lớn vào bảo vệ khí hậu và tiết kiệm sử dụng năng lượng để biến nước Mỹ thành "cường quốc năng lượng sạch nhất thế giới", đồng thời giảm bớt dần vai trò của ngành công nghiệp khai thác than và khí đốt.

Còn ông Trump thì lại rất khác với việc đưa ra "chính sách năng lượng quốc gia mới" với nội dung là chấm dứt sự tham gia Hiệp ước Paris mà Mỹ vừa phê chuẩn về bảo vệ khí hậu trái đất cũng như ngừng đóng góp tài chính cho ngân quỹ của tất cả các chương trình của KHQ về bảo vệ khí hậu trái đất. Ông Trump chủ trương huỷ bỏ tất cả những quy định hạn chế việc sử dụng năng lượng ở Mỹ và khuyến khích phát triển ngành công nghiệp khai thác và sử dụng than và khí đốt. Hai ứng cử viên này xác định trọng tâm khác nhau trong chính sách kinh tế của mình.

Bà Clinton coi trọng giới doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở là nền công nghiệp hiện đại và phát triển mạnh. Bà Clinton còn coi đấy là một cách khắc phục khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Ông Trump lại nhấn mạnh bộ phận trong giới kinh tế Mỹ mà ông Trump cho rằng có thể làm cho nước Mỹ nở mày nở mặt trên thế giới. Họ cam kết khi tranh cử như thế nhưng sau khi lên cầm quyền rồi thì cả tình thế lẫn suy tính lại có thể khác.

Trong những ngày tới đây cho đến ngày bầu cử, cử tri Mỹ không để ý nhiều đến việc họ đồng thuận hay dị biệt nữa trên phương diện chính sách kinh tế. Phải sau ngày bầu cử thì họ mới soi mói nhiều hơn và kỹ hơn vào cương lĩnh tranh cử của kẻ đã đắc cử.

Thụy Vân

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…