Trung Quốc báo cáo 5.090 ca nhiễm bệnh và 121 trường hợp tử vong mới do virus Covid-19

Trung Quốc đã báo cáo thêm 5.090 ca nhiễm virus và 121 trường hợp tử vong mới được xác nhận vào hôm nay (14/2).
Trung Quốc báo cáo 5.090 ca nhiễm bệnh và 121 trường hợp tử vong mới do virus Covid-19

Trong bản cập nhật mới nhất của mình, Uỷ ban y tế Trung Quốc cho biết, thọ đã ghi nhận thêm 5.090 ca nhiễm và 121 người tử vong do virus covid-19, đưa tổng số người nhiễm bệnh lên 63.851 trường hợp. Trong đó, 55.748 hiện đang được chữa trị và 1.380 người đã tử vong. 

Tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của dịch bệnh, trước đó đã báo cáo thêm 4.823 trường hợp mới với 116 người tử vong. Những trường hợp khác được xác nhận tại Hắc Long Giang, An Huy, Hà Nam và Trùng Khánh (Trung Quốc). 

Tin tức về trường hợp tử vong đầu tiên ở Nhật Bản - một phụ nữ 80 tuổi sống bên ngoài Kanagawa gần Tokyo - đã gây bất ngờ và “náo loạn” thị trường châu Á. Đây là cái chết thứ 3 bên ngoài Trung Quốc đại lục, sau hai người khác ở Hồng Kông và Philippines. 

Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong số hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ nhiễm bệnh. 

Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản tuyên bố sẽ đẩy mạnh các nỗ lực kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan bùng phát của virus covid-19 hơn nữa. 

Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang phải chuẩn bị cho những gián đoạn trong tăng trưởng kinh tế do sự bùng phát của dịch bệnh covid-19 gây tổn hại đến xuất khẩu, sản lưởng và tiêu thụ, đặc biệt là khi lượng khách du lịch nước ngoài giảm mạnh.

Norihiro Fujito, chiến lược gia đầu tư tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities nhận xét: “Các nhà đầu tư chắc chắn sẽ tránh thị trường châu Á trong thời gian hiện tại và sẽ chuyển sang Hoa Kỳ - khu vực tách biệt nhất với châu Á về mặt địa lý.” 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.