Trung Quốc có thể sắp gây căng thẳng ở Biển Đông

Trung Quốc có thể lựa chọn tháng 9 làm thời điểm để tiến hành các hành động khiêu khích ở Biển Đông trong bối cảnh dư luận quốc tế đang hướng đến cuộc chạy đua nước rút vào Nhà Trắng và sau khi đạt đư
Trung Quốc có thể sắp gây căng thẳng ở Biển Đông

Trung Quốc có thể lựa chọn tháng 9 làm thời điểm để tiến hành các hành động khiêu khích ở Biển Đông trong bối cảnh dư luận quốc tế đang hướng đến cuộc chạy đua nước rút vào Nhà Trắng và sau khi đạt được mục tiêu tại hội nghị G-20, một chuyên gia về chính sách quốc phòng nhận định.

Một máy bay chiến đấu J-31 của Trung Quốc. (Ảnh: Asia Times)

Đầu tuần này, tờ Asia Times đã đăng tải một bài bình luận của ông Harry J. Kazianis, một học giả chuyên về chính sách quốc phòng của tạp chí National Interest, về những động thái khiêu khích sắp tới của Trung Quốc sau khi tòa trọng tài quốc tế bác yêu sách “đường chín đoạn” ở Biển Đông.Trung Quốc đã bị giáng một đòn pháp lí sau phán quyết của tòa. Điều dư luận quan tâm là Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào trong thời gian tới khi hiện tại Bắc Kinh mới chỉ dừng lại ở những phát ngôn ngang ngược.Học giả David Ignatius cho rằng, ít nhất hiện tại, Trung Quốc sẽ chỉ dừng lại ở những phát ngôn kiểu này. Tuy nhiên, học giả Kazianis cho rằng, mọi việc có thể thay đổi vào tháng 9 tới khi Trung Quốc bắt đầu những hành động gây căng thẳng ở Biển Đông.Theo phân tích của ông Kazianis, vào tháng 9 tới, Trung Quốc sẽ lần đầu tiên đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 vào ngày 4-5/9 tại thành phố Hàng Châu. Trung Quốc luôn tìm cách để nâng cao vị thế của mình giống như một siêu cường và để thể hiện ra rằng sẽ không bao giờ khơi mào rắc rối trước. Do đó, thời điểm này, Trung Quốc sẽ hành xử “thận trọng” về vấn đề Biển Đông. Bắc Kinh không muốn bất kì sự mạo hiểm nào tại hội nghị này. “Theo tôi Trung Quốc có mọi động cơ để giấu mình cho tới khi kết thúc hội nghị”, ông Kazianis nhận định.Cũng theo chuyên gia này, Bắc Kinh cho rằng không có thời điểm nào thích hợp hơn cho những hành động khơi mào khiêu khích khi ở Mỹ - quốc gia duy nhất được coi là có thể đối trọng với Trung Quốc - mọi sự chú ý đều đổ dồn vào các cuộc tranh luận cuối cùng của các ứng viên tổng thống trước khi bước vào cuộc bầu cử chính thức vào tháng 11.Ngay cả khi Trung Quốc trắng trợn tuyên bố lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông hay ngang nhiên bắt đầu hoạt động cải tạo ở bãi cạn Scarborough, Bắc Kinh cũng sẽ ít bị truyền thông chú ý hơn khi mà sự tập trung của Mỹ và thế giới hướng vào cuộc chạy đua nước rút vào Nhà Trắng.Chuyên gia Kazianis cũng cho rằng, Trung Quốc sẽ “đặt cược” khi cán cân quyền lực ở Mỹ có thể sắp diễn ra ở Mỹ, hoặc ít nhất hiện tại chưa thể khẳng định ai là người chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng cũng như liệu quan điểm của họ như thế nào với chiến lược xoay trục sang châu Á của chính quyền tiền nhiệm.

Minh Phương/Theo Asia Times

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…