Trước ngày 15/3, Hà Nội sẽ báo cáo kết quả thanh tra vụ đất rừng Sóc Sơn

UBND TP. Hà Nội vừa thông tin xin lùi thời hạn báo cáo kết quả thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn đến trước ngày 15/3 để đảm bảo kết luận thanh tra được chín
Trước ngày 15/3, Hà Nội sẽ báo cáo kết quả thanh tra vụ đất rừng Sóc Sơn

Hà Nội đã có văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về việc xử lý sau thanh tra đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

Trước đó, Phó thủ tướng yêu cầu UBND TP. Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an khẩn trương báo cáo kết quả thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc xử lý sau thanh tra đất rừng huyện Sóc Sơn tại trước ngày 15/12/2018.

Tuy nhiên, do phạm vi thanh tra rộng (có liên quan tại 9 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sóc Sơn), khối lượng công việc lớn, phải làm việc với nhiều đơn vị, nhiều hồ sơ nên UBND TP đề nghị được lùi thời gian báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ này trước ngày 15/3.

Theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội, ngày 10/10/2018, UBND TP. Hà Nội có Văn bản số 4893/UBND-ĐT giao Thanh tra thành phố Hà Nội tổ chức thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất rừng, trật tự xây dựng trên trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay tại xã Minh Trí và xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn và việc thực hiện các nội dung kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra TP và các sở, ngành. 

Tiếp theo, ngày 22/10/2018, UBND TP. Hà Nội có Văn bản số 1028 giao nhiệm vụ bổ sung cho Thanh tra TP. Hà Nội, giao nhiệm vụ thanh tra toàn diện bao gồm cả tại khu vực hồ Đồng Quan, hồ Hàm Lợn, hồ Đồng Đò và một số hồ khác tại huyện Sóc Sơn. Đến nay, Thanh tra TP. Hà Nội đang dự thảo kết luận nội dung thanh tra nêu trên theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010.

Đây là vụ việc thu hút được sự chú ý, quan tâm của dư luận. Trong các buổi tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ thứ 7 họp HĐND TP, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, khi có kết luận thanh tra, thành phố sẽ công bố công khai với nhân dân.

>> Hé lộ danh tính chủ nhân những công trình 'xẻ thịt' đất rừng Sóc Sơn

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.