Từ 19/4, cổ phiếu Hanosimex chính thức "chào" sàn UPCoM

Ngày mai (19/4), 20,5 triệu cổ phiếu của Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hà Nội (Hanosimex) với tổng giá trị đăng ký giao dịch hơn 205 tỷ đồng chính thức lên sàn UPCoM.
Từ 19/4, cổ phiếu Hanosimex chính thức "chào" sàn UPCoM

Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hà Nội (Hanosimex) tiền thân là Nhà máy sợi Hà Nội, được xây dựng và đi vào hoạt động năm 1984. Năm 2007, Tổng công ty thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và chính thức hoạt động theo hình thức tổng công ty từ tháng 1/2008, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 010020826 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp với số vốn điều lệ ban đầu 205 tỷ đồng.

Hanosimex là một tổng công ty nằm trong chuỗi cung ứng Sợi-Dệt-May của Vinatex với các nhà máy mới sản xuất tại Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nghệ An, à Tĩnh với năng lực sản xuất toàn hệ thống đạt 36.000 tấn sợi/năm; 2.500 tấn sản phẩm dệt/năm; 1.850 tấn khăn, tương đương 13,2 triệu chiếc và 26 triệu sản phẩm may mặc/năm.

Doanh thu năm 2017 của Hanosimex đạt trên 2.360 tỷ đồng, trong đó riêng doanh thu ngành sợi đạt 1.647 tỷ đồng, chiếm 69,78% tổng doanh thu; doanh thu ngành may đạt 335 tỷ đồng, chiếm 14,2% tổng doanh thu, ngành dệt khăn mang lại 215 tỷ đồng, đóng góp 9,11%, dịch vụ vận tải-kho vận chiếm 1,96% tổng doanh thu…

Trong lĩnh vực kéo sợi, hiện tại Hanonsimex đang sở hữu dây chuyền kéo sợi hiện đại với các thiết bị của các hãng như Marzoli, Toyota, Schlafhost, Trueztchler.. Tổng công ty CP Dệt may Hà Nội đang có 168.072 cọc sợi nồi cọc, 2.944 hộp OE, 3.024 cọc sợi SE Two for one/tháng.

Trong lĩnh vực may, hiện tại Hanosimex đang sở hữu 2 nhà máy may trực thuộc và 3 công ty may cổ phần với quy mô 78 dây chuyền may, năng lực sản xuất 17,5 triệu sản phẩm may dệt kim mỗi năm với các chủng sản phẩm đa dạng bao gồm polo shirt, T-shirt, quần áo từ vải dệt kim và các sản phẩm dệt kim khác…

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...

“Cá mập” Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Haxaco

“Cá mập” Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Haxaco

Pyn Elite Fund đã nâng sở hữu tại Haxaco từ 5,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,8% vốn) lên thành 6,1 triệu đơn vị (tỷ lệ 5,7% vốn) qua đó trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp phân phối Mercedes-Benz chính hãng đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam...