Từ đầu năm, 109.000 doanh nghiệp thành lập mới, 78.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng cao, nhưng lượng doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động cũng lớn. Đây là điều cũng đã được các đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ.
Từ đầu năm, 109.000 doanh nghiệp thành lập mới, 78.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động

Chiều 3/11, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã thông báo về tình hình kinh tế, xã hội 10 tháng năm 2018. Theo ông Mai Tiến Dũng, tình hình kinh tế, xã hội tháng 10 và 10 tháng qua tiếp tục xu hướng tích cực.

Theo số liệu từ Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng 10/2018, cả nước có 13.000 doanh nghiệp thành lập mới, đưa lượng doanh nghiệp thành lập mới trong 10 tháng qua lên 109.611 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 1.116 nghìn tỷ đồng, tăng 4,3% về số doanh nghiệp và tăng 9,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.

Ở một khía cạnh khác, theo Cục Đăng ký kinh doanh, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 10 tháng năm 2018 là 13.307 doanh nghiệp, tăng 35,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó 12.206 doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, chiếm 91,7% và tăng 35,9%.

Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 5 nghìn doanh nghiệp, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước; công nghiệp chế biến, chế tạo có 1,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 48,3%; xây dựng có 1,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 51,7%.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, theo Cục Đăng ký kinh doanh, tính chung cả 10 tháng năm 2018, cả nước có gần 110.000 DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.116 nghìn tỷ đồng, tăng 4,3% về số DN và tăng 9,2% về số vốn. Đáng lưu ý, trong 10 tháng năm 2018 cả nước có 38,1 nghìn DN thành lập mới trong ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (chiếm 34,8% tổng số DN thành lập mới), tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước; 14,1 nghìn DN xây dựng (chiếm 12,9%), tăng 6%; 13,5 nghìn doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 12,3%), tăng 0,6%;...

Cũng theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đều phát triển khá, khẳng định cơ cấu lại ngành nông nghiệp đang phát huy hiệu quả tích cực.

Cụ thể, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng trưởng, IIP 10 tháng năm 2018 tăng 10,4% cao hơn so với cùng kỳ năm trước (9,6%). Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng năm 2018 của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều tăng so với cùng kỳ năm trước.

Tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/10/2018 ước tính đạt 1.009 nghìn tỷ đồng, bằng 76,5% dự toán năm, trong đó thu nội địa 798,5 nghìn tỷ đồng, bằng 72,6%; thu từ dầu thô 48,5 nghìn tỷ đồng, bằng 135,2%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 158 nghìn tỷ đồng, bằng 88,3%.

Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/10/2018 ước tính đạt 1.051,2 nghìn tỷ đồng, bằng 69% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 728,9 nghìn tỷ đồng, bằng 77,5%; chi đầu tư phát triển 220,1 nghìn tỷ đồng, bằng 55,1%; chi trả nợ lãi 84,5 nghìn tỷ đồng, bằng 75,1%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,4%, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,31%, cao hơn cùng kỳ (8,79%). Thu hút khách quốc tế đạt trên 12,8 triệu lượt, tăng 22,4%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ. CPI tháng 10/2018 tăng 0,33% so với tháng 9. CPI bình quân 10 tháng năm 2018 tăng 3,6%; CPI tháng 10/2018 tăng 3,54% so với tháng 12/2017 và tăng 3,89% so với cùng kỳ 2017.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 10 tháng ước tính đạt hơn 200 tỷ USD, tăng 14,2%. Trong 10 tháng cả nước cũng xuất siêu 6,4 tỷ USD.

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng cao là điều tích cực, song số lượng doanh nghiệp phải giải thể, tạm ngừng hoạt động trong 10 tháng qua cũng rất lớn.

Lý giải về con số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể 10 tháng năm nay tăng cao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, có nguyên nhân do thời gian này các phòng đăng ký kinh doanh trên cả nước đang rà soát, chuẩn hóa dữ liệu, loại bỏ các doanh nghiệp không còn hoạt động trong thời gian dài.

Tuy vậy, trước thực tế này, các đại biểu Quốc hội không khỏi lo ngại. Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, phải phân tách rõ trong số những doanh nghiệp phải giải thể, tạm ngừng hoạt động, thì đâu là số lượng doanh nghiệp thuộc diện được rà soát, chuẩn hóa dữ liệu, đâu là doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động do gặp khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...