Từ doanh thu trăm tỷ đến nguy cơ phá sản: Lilama 5 đang đi về đâu?

Lilama 5, từng là doanh nghiệp có doanh thu hàng trăm tỷ đồng, đang đối mặt với nguy cơ phá sản do thua lỗ kéo dài, vốn chủ sở hữu âm và các vấn đề tài chính nghiêm trọng...

Từ doanh thu trăm tỷ đến nguy cơ phá sản: Lilama 5 đang đi về đâu?

Cơn bão mang tên Công ty Cổ phần Lilama 5 (mã chứng khoán: LO5) vẫn chưa có dấu hiệu tan. Ngày 7/3/2025, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) tiếp tục duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu LO5, buộc doanh nghiệp phải lên tiếng giải trình.

Theo giải trình, căn cứ báo cáo tài chính năm 2024 đã được kiểm toán. Tính đến 31/12/2024 Lilama 5 lỗ lũy kế 192 tỷ đồng, trong đó năm 2024 lỗ 5,9 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 117 tỷ đồng do một số nguyên nhân.

Đầu tiên, công ty đầu tư Nhà máy que hàn không hiệu quả, toàn bộ vốn đầu tư và lãi vay phải trả cho khoản đầu tư nhà máy công ty đã phải dùng vốn vay ngắn hạn để thanh toán. Đây là lý do chủ yếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của Công ty. Hàng năm dù Lilama 5 không hoạt động sản xuất kinh doanh thì vẫn tiếp tục phát sinh lỗ về chi phí lãi vay và khấu hao.

Trong nhiều năm qua kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng có biến động, các chính sách tiền tệ thắt chặt. Các dự án đầu tư không có nhiều dẫn đến công tác tìm kiếm việc làm khó khăn, doanh thu hàng năm thấp, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp không bù đắp được chi phí cố định từ nhiều thời kỳ trước để lại như: Chi phí lãi vay, chi phí khấu hao dây chuyền sản xuất que hàn, chi phí trích lập dự phòng, chi phí phát sinh các kỳ trước.

Công tác nghiệm thu, thanh quyết toán và thu hồi vốn các công trình đã thi công xong trước năm 2020 chậm không hiệu quả.

Trước thế cục ngặt nghèo, LO5 đưa ra giải pháp khắc phục ngắn hạn và dài hạn. Phương án ngắn hạn, công ty tiếp tục đề xuất công ty mẹ Lilama (mã chứng khoán: LLM) hỗ trợ hồ sơ trong công tác tiếp thị, đấu thầu tìm kiếm việc làm, nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh thông qua việc tạm ứng, thanh toán, quyết toán các hợp đồng giữa Lilama 5 ký với Tổng công ty.

Đồng thời, doanh nghiệp sẽ thực hiện nhiều biện pháp từ nghiệm thu công trình, thu hồi công nợ, đến tái cơ cấu dây chuyền sản xuất que hàn; siết chặt chi phí; làm việc với ngân hàng để giãn nợ; bán thanh lý máy móc, thiết bị, vật tư, công cụ, dụng cụ hư hỏng hoặc không còn giá trị sử dụng để bổ sung nguồn vốn.

Phương án dài hạn, Lilama 5 tính đến phương án bán tài sản trụ sở/nhà xưởng để trả nợ ngân hàng và bổ sung vốn hoạt động.

Tuy nhiên, vấn đề của LO5 không chỉ dừng ở con số lỗ. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 còn nhận loạt ý kiến ngoại trừ từ đơn vị kiểm toán. Đơn vị kiểm toán không thể xác minh tính chính xác và khả năng tổn thất của chi phí sản xuất dở dang hơn 165 tỷ đồng, chưa thu thập đủ bằng chứng về khả năng thu hồi khoản phải thu quá hạn 27 tỷ đồng.

Đồng thời, không đánh giá được sự phù hợp của chi phí lãi vay hơn 74 tỷ đồng và không xác nhận được khoản vay BIDV, chi nhánh Bỉm Sơn gần 183 tỷ đồng. Những con số mập mờ này càng khiến triển vọng của LO5 trở nên u ám hơn bao giờ hết.

Nhìn lại quá khứ, LO5 từng có thời huy hoàng khi doanh thu đạt hàng trăm tỷ đồng, nhưng đến năm 2024, con số này chỉ còn vỏn vẹn 49 tỷ đồng, sụt giảm 86% so với đỉnh cao 342 tỷ đồng của năm 2016. Lợi nhuận ròng mong manh, chỉ tính bằng vài trăm triệu đồng. Nhưng từ năm 2018 đến nay, LO5 đã liên tục chìm trong thua lỗ suốt 7 năm liền, đỉnh điểm là năm 2020 với khoản lỗ kỷ lục 57 tỷ đồng. Dù lỗ có xu hướng giảm dần, nhưng với tình trạng hiện tại, con đường vực dậy vẫn còn quá xa vời.

LO5 là đơn vị thuộc LILAMA, với lĩnh vực kinh doanh chính là chế tạo và lắp đặt thiết bị cơ khí từng là cái tên được kỳ vọng. Thế nhưng, từ khi niêm yết trên HNX năm 2009, cổ phiếu LO5 đã trải qua một hành trình đầy giông bão. Bị hủy niêm yết sau ba năm liên tiếp thua lỗ (2018-2020), mã chứng khoán này sau đó lưu lạc sang UPCoM vào tháng 5/2021 và ngay lập tức rơi vào diện hạn chế giao dịch do vốn chủ sở hữu âm.

anh-chup-man-hinh-2025-03-15-luc-123032.png
Diễn biến cổ phiếu LO5 trong 6 tháng qua

Giấc mộng thị trường chứng khoán của LO5 cũng không khá hơn. Đã từng có thời, vào giữa tháng 7/2010, cổ phiếu này vươn lên mức đỉnh gần 14.500 đồng/cổ phiếu. Nhưng giấc mơ nhanh chóng tan biến khi giá lao dốc không phanh, kéo dài suốt một thập kỷ qua, giao dịch quanh đáy 1.000 đồng/cổ phiếu suốt ba năm gần đây. Phiên giao dịch ngày hôm qua 14/3/2025, cổ phiếu LO5 tiếp tục nằm sàn, đóng cửa ở mức 1.200 đồng/cổ phiếu, với dư bán giá sàn lên tới 2.500 cổ phiếu.

Xem thêm

Nhiều mã cổ phiếu bị huỷ niêm yết bắt buộc trong tháng 5

Nhiều mã cổ phiếu bị huỷ niêm yết bắt buộc trong tháng 5

Cổ phiếu TAR của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, cổ phiếu QBS của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình, cổ phiếu POM của Công ty Cổ phần Thép Pomina và 3 cổ phiếu "họ" Lilama là những mã sẽ phải “rời sàn” chứng khoán trong tháng 5 này…

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025

Thêm tín hiệu tích cực cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...