Nhiều mã cổ phiếu bị huỷ niêm yết bắt buộc trong tháng 5

Cổ phiếu TAR của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, cổ phiếu QBS của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình, cổ phiếu POM của Công ty Cổ phần Thép Pomina và 3 cổ phiếu "họ" Lilama là những mã sẽ phải “rời sàn” chứng khoán trong tháng 5 này…

Nhiều mã cổ phiếu bị huỷ niêm yết bắt buộc trong tháng 5
Nhiều mã cổ phiếu bị huỷ niêm yết bắt buộc trong tháng 5

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ban hành quyết định về việc huỷ bỏ niêm yết bắt buộc hơn 78,3 triệu cổ phiếu TAR của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An từ ngày 21/5. Theo đó, ngày giao dịch cuối cùng đối với cổ phiếu TAR là ngày 20/5/2024.

HNX cho biết nguyên nhân huỷ niêm yết do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2023 của công ty, thuộc trường hợp huỷ bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán, Công ty kiểm toán AASCS đã từ chối đưa ra ý kiến với báo cáo của Trung An. Theo AASCS, hiện tại, công ty đang chờ kết quả xác minh của cơ quan chức năng về các vấn đề được nêu trong kết luận thanh tra của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ngày 13/9/2023 bao gồm: Chủ sở hữu của 15 triệu cổ phiếu TAR trong đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty; Việc lập hồ sơ đăng ký chào bán riêng lẻ năm 2021; Thông tin liên quan đến số liệu hàng tồn kho công bố trên báo cáo tài chính năm 2022 được kiểm toán với giá trị hơn 1.255 tỷ đồng.

AASCS không thể đánh giá và định lượng mức độ ảnh hưởng của các vấn đề này đến các báo cáo tài chính năm 2023 của công ty. Cho đến thời điểm phát hành báo cáo này, các vấn đề nêu trên vẫn chưa được xử lý và tiếp tục ảnh hưởng đến báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 của công ty.

Bên cạnh đó, công ty mẹ không tiến hành kiểm kê hàng tồn kho tại ngày 31/12/2023 và cũng không thể hỗ trợ việc kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm kiểm toán. Với những hồ sơ hiện lưu giữ tại công ty, AASCS không thể thực hiện các thủ tục kiểm toán truy hồi số liệu hàng tồn kho tại ngày 31/12/2023 trên báo cáo hợp nhất số tiền hơn 965,37 tỷ đồng.

Tương tự, HNX cũng thông báo sẽ huỷ bỏ niêm yết bắt buộc với 3 mã cổ phiếu thuộc "họ" Lilama bao gồm cổ phiếu L61 của Công ty Cổ phần Lilama 69-1; cổ phiếu L62 của Công ty Cổ phần Lilama L69-2 và cổ phiếu L43 của Công ty Cổ phần Lilama 45.3.

Trong đó, 7,5 triệu cổ phiếu L61 của Lilama 69-1 bị huỷ niêm yết bắt buộc từ ngày 17/5/2024 do bị công ty kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2023, thuộc trường hợp bị huỷ niêm yết bắt buộc theo quy định.

Cùng lý do bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến cho báo cáo tài chính năm 2023, hơn 8,2 triệu cổ phiếu L62 của Lilama 69-2 cũng bị huỷ niêm yết bắt buộc từ ngày 23/5/2024.

Còn 3,5 triệu cổ phiếu L43 của Lilama 45.3 bị huỷ niêm yết bắt buộc từ ngày 23/5 do công ty có kết quả kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tục trong giai đoạn từ năm 2021 - 2023, thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định. Như vậy, ngày giao dịch cuối cùng tại HNX của cổ phiếu L43 là ngày 22/5/2024.

Trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có quyết định về việc hủy niêm yết bắt buộc đối với 279,6 triệu cổ phiếu POM của Công ty Cổ phần Thép Pomina và 69,3 triệu cổ phiếu QBS của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình kể từ ngày 10/5. Như vậy, ngày giao dịch cuối cùng đối với 2 cổ phiếu trên là ngày 9/5/2024.

Lý do huỷ niêm yết bắt buộc do Thép Pomina vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp.

Theo đó, HOSE đã gửi công văn nhắc nhở đến Thép Pomina về việc nếu tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán trong 3 năm liên tiếp sẽ bị hủy niêm yết.

Tuy nhiên, kết thúc thời gian 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính 2023, Thép Pomina vẫn không công bố báo cáo tài chính năm 2023 và gia hạn nộp tới ngày 15/5/2024.

Cùng chung cảnh ngộ, 69,3 triệu cổ phiếu QBS của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình cũng chính thức bị hủy niêm yết từ ngày 10/5 do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2023 của công ty.

Theo báo cáo tài chính năm 2023 đã kiểm toán, doanh thu của Xuất nhập khẩu Quảng Bình ghi nhận 453,2 tỷ đồng, lỗ sau thuế 41 tỷ đồng, trong khi báo cáo tài chính công ty tự lập là âm 22 tỷ đồng, tương ứng mức thua lỗ chênh lệch tăng thêm hơn 18,9 tỷ đồng.

Giải trình về vấn đề này, Xuất nhập khẩu Quảng Bình cho biết, nguyên nhân do Ban điều hành công ty đã đánh giá lại đối với các khoản nợ đã quá hạn thanh toán nên đã trích lập bổ sung dự phòng nợ phải thu khó đòi với tổng số tiền 18,9 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chính khiến cho chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo cáo tài chính được lập bởi công ty đang phản ánh không chính xác với báo cáo tài chính đã được kiểm toán với số tiền là 18,9 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, lý do kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến là tại thời điểm ngày 31/12/2023, kiểm toán không thể tham gia chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho cũng như không thực hiện được thủ tục thay thế.

Theo đó, bên kiểm không đánh giá được tính hiện hữu và tính giá trị của hàng tồn kho với giá trị là 55,3 tỷ đồng và bên kiểm toán cũng không đánh giá được giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần phải trích lập (nếu có).

Cũng tại thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2023, bên kiểm toán cũng chưa nhận được thư xác nhận số dư của các khoản công nợ như phải thu ngắn hạn của khách hàng, trả trước cho người bán ngắn hạn và phải trả ngắn hạn khác tại ngày 31/12/2023 với số tiền lần lượt khoảng 404,5 tỷ đồng; 43,08 tỷ đồng và 0,74 tỷ đồng.

Mặc dù việc cổ phiếu bị hủy niêm yết trên các sàn chứng khoán không phải là điều hiếm gặp, nhưng khi những mã cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn bị hủy niêm yết sẽ khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng về số cổ phiếu đang nắm giữ.

Do đó, để giảm thiểu rủi ro khi tham gia thị trường, các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư cá nhân nên nâng cao kiến thức và hiểu biết về thị trường, cũng như về các doanh nghiệp cơ bản để có thể tăng hoặc giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục đầu tư một cách phù hợp.

Xem thêm

12 mã cổ phiếu thực hiện huỷ niêm yết trong tháng 7

12 mã cổ phiếu thực hiện huỷ niêm yết trong tháng 7

Theo số liệu Vietstock, trong tháng 7 sẽ có 12 mã cổ phiếu thực hiện việc huỷ niêm yết trên các sàn giao dịch theo quy định từ nhiều nguyên nhân khác nhau như đổi sàn, huỷ tư cách công ty đại chúng hay bị thâu tóm…

Có thể bạn quan tâm

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...