Tuần 22-26/1: Dòng tiền ngoại cùng hiệu ứng KQKD sẽ tiếp tục nâng đỡ thị trường?

Tính từ đầu năm tới nay, khối ngoại đã mua ròng gần 6.000 tỷ đồng trên TTCK Việt Nam, con số kỷ lục so với cùng giai đoạn trong quá khứ. Nếu lực mua ròng tiếp tục duy trì sẽ là yếu tố quan trọng giúp
Tuần 22-26/1: Dòng tiền ngoại cùng hiệu ứng KQKD sẽ tiếp tục nâng đỡ thị trường?

Tuần giao dịch 15-19/1 diễn ra khá kịch tính khi thị trường xuất hiện những phiên rung lắc dữ dội sau chuỗi ngày tăng "êm đềm" từ đầu năm. Điểm nhấn trong tuần qua là phiên giao dịch 17/1 khi VnIndex mất gần 30 điểm với áp lực bán tăng vọt bởi những lo ngại việc bị "siết margin" hay dòng tiền rút khỏi thị trường tham gia các đợt đấu giá. Tuy vậy, 2 phiên giao dịch sau đó, TTCK Việt Nam đã hồi phục ấn tượng, lấy lại hết những gì đã mất trong phiên 17/1.

Kết thúc tuần giao dịch, VnIndex dừng tại 1.062,07 điểm, tăng nhẹ 1,14% so với tuần trước đó. Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức rất cao với giá trị khớp lệnh bình quân trên HoSE đạt hơn 7.000 tỷ đồng/phiên. Dòng tiền đổ vào thị trường lúc này là rất mạnh và được sự hỗ trợ không nhỏ từ nhà đầu tư nước ngoài. Riêng tuần giao dịch vừa qua, giá trị mua ròng của khối ngoại trên HoSE Và HNX đã lên tới hơn 2.000 tỷ đồng và điều này là động lực quan trọng giúp thị trường bứt phá.

Nói về dòng tiền margin, UBCK tuần qua đã đưa ra văn bản lấy ý kiến về việc nâng tỷ lệ ký quỹ lên 60%, điều này trong ngắn hạn đã khiến thị trường điều chỉnh mạnh. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư đã ổn định mau chóng khi dòng tiền vẫn "cuồn cuộn" đổ vào thị trường, cùng với hiệu ứng KQKD được công bố.

Cũng trong tuần qua, kết quả đấu giá Lọc dầu Bình Sơn (BSR), hay lượng đăng ký đấu giá PV Oil đều rất khả quan cho thấy tâm lý và dòng tiền vẫn rất dồi dào có thể hấp thụ các đợt thoái vốn lớn diễn ra đầu năm 2018.

Thị trường chờ đợi điều gì cho tuần giao dịch tiếp theo?

Trong tuần giao dịch tiếp theo, thông tin thị trường chờ đợi nhất vẫn là KQKD năm 2017 của các doanh nghiệp lớn được công bố. Đây sẽ là chất xúc tác cho thị trường, không chỉ trong thời điểm hiện tại mà còn được kéo dài ít nhất tới tết nguyên đán. Tính đến 19/1, 93 công ty chiếm 13% số công ty niêm yết trên HSX và HNX đã công bố KQKD quý 4. Tổng mức lợi nhuận sau thuế đạt 2.932 tỷ, tăng 19% so với cùng kỳ 2016.

VnIndex sẽ tiếp tục chinh phục đỉnh cao mới?

Giao dịch khối ngoại cũng là điểm nhấn đáng chú ý. Tính từ đầu năm tới nay, khối ngoại đã mua ròng gần 6.000 tỷ đồng trên TTCK Việt Nam, con số kỷ lục so với cùng giai đoạn trong quá khứ. Nếu lực mua ròng tiếp tục duy trì sẽ là yếu tố quan trọng giúp củng cố niềm tin khối nội, qua đó giúp thị trường duy trì đà tăng. Thời gian gần đây, các quỹ đầu từ từ Hàn Quốc, Trung Quốc, cũng như các quỹ ETFs đã huy động được lượng vốn khá lớn và do đó nhiều khả năng dòng vốn khối ngoại sẽ tiếp tục chảy mạnh vào TTCK Việt Nam.

Kết quả đấu giá PV Oil, lượng đăng ký đấu giá PV Power, Tập đoàn Cao su Việt Nam cũng là những yếu tố đáng chờ đợi. Nếu kết quả tiếp tục khả quan như những gì đã diễn ra tại Lọc dầu Bình Sơn sẽ là chất xúc tác tích cực tới tâm lý thị trường.

Diễn biến giá hàng hóa nguyên liệu thế giới, đặc biệt giá dầu cũng là yếu tố cần lưu ý trong tuần tới. Nếu giá dầu tiếp tục bứt phá, hoặc chí ít duy trì sự ổn định như thời gian gần đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp nhóm dầu khí tăng điểm, từ đó lan tỏa tâm lý tích cực tới thị trường chung.

Về diễn biến thị trường, trong bản tin nhận định, CTCK SHS cho biết thanh khoản tuần qua vẫn ở mức rất cao cho thấy sức mạnh của dòng tiền vào thời điểm hiện tại và sự tham gia tích cực của nhà đầu tư vào thị trường. Tuy nhiên, áp lực chốt lời trên vùng giá cao có dấu hiệu gia tăng cũng như sự phân hóa khá mạnh mẽ của các nhóm ngành cổ phiếu nên đà tăng này có thể gặp khó khăn trong tuần tới. Dự báo, trong tuần giao dịch tiếp theo (22/1 - 26/1), đà tăng của VnIndex có thể gặp khó khăn trước áp lực chốt lời ở nhóm cổ phiếu trụ cột và chỉ số có thể sẽ dao động giằng co và đi ngang trong biên độ 1.050 - 1.070 điểm.

Chung quan điểm, CTCK BSC cho rằng dòng tiền mạnh đang hấp thụ tốt lực bán chốt lãi của thị trường. Tuy nhiên, chỉ số đang chững và thanh khoản tăng cao đang là yếu tố lo ngại cho việc hình thành mô hình 2 đỉnh mini với mục tiêu giá 980 khi giảm dưới đường viền cổ 1.020 điểm. Đợt điều chỉnh nếu xảy ra thì cũng là cần thiết cho nhịp tăng trưởng giá tiếp theo. 

Minh Anh/Theo Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...