Tuần làm việc cuối của kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ thông qua 7 dự án luật

Bước sang tuần làm việc cuối cùng tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV (từ ngày 10 đến 14/6), các đại biểu Quốc hội dự kiến sẽ xem xét, biểu quyết thông qua thông qua 7 dự án luật, nhiều nghị quyết qua
Tuần làm việc cuối của kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ thông qua 7 dự án luật

Cụ thể, trong sáng ngày làm việc đầu tiên (10/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020. 

Chiều 10/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 81/2014/QH13 ngày 21/11/2014 của Quốc hội về việc thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân. 

Thảo luận trước đó tại hội trường về nội dung này, đa số ý kiến đại biểu nhất trí về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết nhằm kịp thời bổ sung nguồn Thẩm phán cao cấp để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC), bảo đảm hoạt động bình thường của Hội đồng Thẩm phán TANDTC và bảo đảm điều kiện để kiện toàn lãnh đạo TANDTC. 

Sáng ngày làm việc tiếp theo (11/6) sẽ diễn ra nội dung về công tác nhân sự. Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình trình bày tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm Thẩm phán TANDTC. Báo cáo thẩm tra sẽ do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày. 

Tiếp đó, các Đoàn đại biểu Quốc hội họp để thảo luận về đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm Thẩm phán TANDTC.

Chiều cùng ngày, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017 và Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.

Nội dung về công tác nhân sự sẽ tiếp tục diễn ra trong sáng 12/6. Đầu giờ sáng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày báo cáo kết quả thảo luận ở Đoàn về đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm Thẩm phán TANDTC. Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội (nếu có).

Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chánh án TANDTC về việc bổ nhiệm Thẩm phán TANDTC bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả bỏ phiếu sẽ được trưởng ban kiểm phiếu báo cáo kết quả vào đầu giờ chiều. 

Tiếp đó, Quốc hộithảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chánh án TANDTC về việc bổ nhiệm Thẩm phán TANDTC.

Ngày 13/6, Quốc hội biểu quyết thông qua 3 luật gồm: Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Luật Kiến trúc. 

Trong ngày làm việc cuối cùng tại kỳ họp (14/6), 4 dự án luật quan trọng khác sẽ được thông qua, trong đó nhiều luật sẽ có tác động sâu rộng đến đời sống xã hội, được cử tri, nhân dân mong đợi, như Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).

Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể; Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2020.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ phát biểu bế mạc.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...