Tuần này, Quốc hội thảo luận về báo cáo tham nhũng và phê chuẩn CPTPP

Điểm đáng ghi nhận trong năm 2018 là công tác phòng chống tham nhũng đã gắn với công tác cán bộ, xử lý nghiêm sai phạm.
Tuần này, Quốc hội thảo luận về báo cáo tham nhũng và phê chuẩn CPTPP

Tuần này, Quốc hội sẽ thảo luận báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Bước sang tuần làm việc thứ 4, Quốc hội sẽ dành thời gian thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018, báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018.

Trước đó, tại Phiên họp thứ 27 của của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/9, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái đã trình bày tóm tắt báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Theo đó, điểm đáng ghi nhận trong năm 2018 là công tác PCTN đã gắn với công tác cán bộ, xử lý nghiêm sai phạm theo quy định về kỷ luật của Đảng, Nhà nước và xử lý hình sự; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, kỷ luật nghiêm minh nhiều cán bộ, đảng viên; nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật.

Để công tác PCTN hiệu quả hơn, năm 2019, Chính phủ đề ra một loạt giải pháp, nhiệm vụ cụ thể như: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các dự án luật để phòng ngừa tham nhũng; đẩy mạnh cải cách hành chính; tập trung xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc; kiên quyết loại bỏ những cán bộ hư hỏng, tham nhũng ra khỏi bộ máy của Đảng và Nhà nước, trước hết là trong các cơ quan PCTN; kiểm tra công tác quy hoạch, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ trong phạm vi cả nước; kiên quyết hủy bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm; tăng cường thanh tra, kiểm tra, đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, kinh tế đã phát hiện…

Cũng trong tuần này, Quốc hội dự kiến sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan; Biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2019,

Về công tác lập pháp, ngoài việc biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Quốc hội sẽ thảo luận 5 dự án Luật bao gồm: Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Luật Kiến trúc, Luật Giáo dục (sửa đổi) và Luật Quản lý thuế (sửa đổi).

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...